90 Bài học đắt giá về sáng tạo nội dung (Phần 1)
Khi mới bắt đầu, mình làm việc trong sự cô đơn và thiếu sự kết nối. Một phần vì ngại ngùng, tự ti mình chưa là ai cả
Là một content creator nhỏ với hơn 120.000 người theo dõi với kênh cá nhân Mera Cao và production team leader của Cấy Nền Radio với gần 500.000 người theo dõi trên các nền tảng, mình đã từng gặp nhiều khó khăn, sai lầm và cả những niềm vui, hạnh phúc.
Hôm nay, mình muốn chia sẻ với các bạn những bài học quý giá mà mình đã học được trong Phần 1 của series này. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn, đặc biệt là những ai đang ấp ủ đam mê sáng tạo nội dung và xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội.
1/90
NÊN KHỞI TẠO MỘT NHÓM NHỎ
Khi mới bắt đầu, mình làm việc trong sự cô đơn và thiếu sự kết nối. Một phần vì ngại ngùng, tự ti mình chưa là ai cả, chưa có thành tựu gì hết nên cứ mày mò một mình.
Nhưng sau này khi có 1 nhóm bạn 3-4 người cùng hệ tư tưởng và giá trị sống, cùng chung ngách càng tốt, set meeting online hàng tuần với nhau, chia sẻ ý tưởng, dự án và góp ý cho nhau thì đã giúp mình có thêm rất nhiều động lực, tại thấy trong team ai cũng cố gắng và nỗ lực kinh khủng khiếp á. Nên là mình cũng được impact bởi tinh thần đó mà phấn đấu hơn.
Team đó của mình trước đây có anh Hà Minh (The Cosmic Writer), có chị Thanh Ngô (Thanh Alice), em Trang Nguyễn (Growth Positive Thoughts). Chúng mình đã collab với nhau, share kênh cho nhau tag nhau vào, invite làm khách mời những dự án riêng,... nhờ thế mà x10 sự ảnh hưởng.
Hy vọng câu chuyện nhỏ này sẽ inspire mọi người về việc hãy dám bước ra ngoài, can đảm kết nối với người khác, ngỏ lời start điều gì đó và kiên trì nhé.
2/90
FAST PROTOTYING
3 năm trước, mình đọc được 1 từ khoá từ bài chia sẻ của cô Nguyễn Phi Vân: fast protying - làm mẫu thử nhanh để kiểm chứng. Hôm nay, khi nhìn lại hành trình làm content creator, từ khoá đó cùng là một trong những kim chỉ nam của mình.
Khi mới bắt đầu làm sáng tạo nội dung, chỉ có một số rất ít người biết được ngách hay mục tiêu chiến lược của mình là gì. Và dĩ nhiên mình không nằm trong số đó. Mình thuộc dạng biết và thích rất nhiều thành ra không biết cái gì. Mình vẫn còn lưu giữ đoạn note của cô Vân rằng:
"Đừng có nghĩ lung tung và hỏi tùm lum nữa. Trong thế kỷ này, nghĩ nhanh, ra ý tưởng nhanh, prototype - làm mẫu thử nhanh, quyết định nhanh tiến tới làm tiếp hay bỏ luôn. Không có thời gian over-think nữa."
Đoạn trích kia như một cú gõ vào đầu mình khiến mình không chần chừ gì nữa. Để chắc chắn về hướng đi hiện tại, mình đã thử nghiệm 7749 thứ content, hình thức, thiết kế, long - form, short-form... trong ít nhất 2 năm để kiểm tra "tính liên quan" của ý tưởng so với thực tế, so với nhu cầu và mong muốn của audience và cả sự fulfilling của bản thân nữa.
Và nếu có fail, thất bại trong các thử nghiệm này thì fail cho nó nhanh, fail forward. Lấy những lần làm chưa tốt đó làm nền tảng cho hiểu biết mới, sự thấu hiểu mới. Hay đơn giản lại là vòng lặp của:
ACTION ⭤ REFLECTION
Thất bại vì thế cũng là bằng chứng cho sự chuyển động
Đoạn cuối cô Vân còn gõ thêm một phát nữa nữa:
"Cứ phải dấn thân. Cứ phải hành động. Cứ phải bước một bước đầu tiên. Từ nghĩ đến làm, từ ý tưởng đến thực tế cách cả ngàn cây. Không bắt đầu, sao biết không OK chỗ nào mà hiệu chỉnh?"
3/90
Do it for myself
Làm thế nào để duy trì kỉ luật, đặc biệt những lúc mất động lực hay tiêu cực, để không ảnh hưởng đến công việc?
Khi mới bắt đầu, để bền vững hơn và duy trì kỷ luật hơn, đầu tiên về tư duy, mình tự hỏi 3 câu hỏi.
Why: Tại sao mình muốn làm chủ đề này? Tại sao là ngách này? Tại sao là đối tượng khán giả này?
How: Mình sẽ làm như thế nào? Nền tảng nào sẽ phù hợp nhất? Ở đâu có đối tượng khán giả đúng với mình nhất?
For what: để làm gì? Mình làm content, social media để làm gì? Để giúp đỡ được nhiều người hơn, để làm gì nữa? Để monetize, để tự do,...?
Mình cứ tiếp tục, tự trả lời những câu hỏi như vậy, dần dần sẽ hình thành động lực rõ ràng hơn, chắc chắn hơn.
Về skillset, mình tự lên cho bản thân 1 workflow, system phù hợp.
Mình làm việc hiệu quả nhất buổi sáng. Routine cho các buổi: Lên idea, viết, thiết kế, làm video, hoàn thành sản phẩm,...ra sao. Làm nhiều thành thói quen, mình tự đúc kết hàng tuần để ra được 1 routine phù hợp nhất để đỡ suy nghĩ.
Sử dụng các ứng dụng để lưu trữ hệ thống như 1 working space online: Notion, google drive,... giúp mình đỡ phải mất thời gian tìm kiếm.
Repurpose: Tái sử dụng content, long - form thành short - form và ngược lại, short - form để thử nghiệm cho long - form giúp mình không lo lắng việc không có idea.
Và cuối cùng, mình do it for myself - mình đang làm những điều này vì mình, thế nên cứ cặm cụi và nỗ lực đi tiếp.
Đọc thêm
4/90
SIMPLIFY
Tối giản quy trình và giảm sự kỳ vọng, cầu toàn khi mới bắt đầu. Cứ từng bước học rồi làm, sau đó cải thiện và nâng cấp các kỹ năng viết, quay, dựng video, làm website,...dần dần.
Thành thực là giờ mà nói mình xem lại mấy video mình làm 3 năm trước, mấy tập podcast 1 năm trước, rồi cả mấy bức hình, bài viết,... ôi, mình cũng chưa đủ dũng cảm để xem lại. Nhưng nếu không có sự bắt đầu từ con số 1 thì làm sao được điểm 4,5 như bây giờ.
Mỗi dấu chấm rời rạc đều có ý nghĩa riêng của nó: hành trình bạn làm ngách A rồi chuyển sang B, mất đi cơ hội này rồi lại có cơ hội khác, học ngành X rồi tự nhiên đi làm sáng tạo nội dung,...đều không hề vô nghĩa, mỗi câu chuyện ấy đều là những chất liệu quý giá tạo nên sự khác biệt của bạn so với những creator khác.
5/90
THÓI QUEN LƯU TRỮ
Chuyện là hôm nay chiếc máy tính của mình có chút vấn đề, mình đã cần phải nhờ đến sự trợ giúp của người sửa chữa, khi được hỏi là:
- "Bây giờ em có cần lưu trữ gì không? Vì sẽ mất hết file đấy."
- "Dạ không cần, anh cứ set up lại đi. Em đã lưu trữ hết những thứ quan trọng rồi." mình bình tĩnh trả lời.
Với một người làm sáng tạo nội dung, footage, sources nào là font chữ, hình ảnh, background music, các video đã quay,...7749 thứ đều là "tài sản" quý giá đã mất rất nhiều thời gian chọn lọc để xây dựng. Vậy nên việc chủ động tìm nơi lưu trữ như google drive, dropbox,... hay các thẻ nhớ, ổ cứng khác là điều rất quan trọng và cần tạo thói quen thường trực hàng tuần, tháng.
Thực ra trước đây mình từng chịu hậu quả của vấn đề này vài lần rồi nên sau này mới tự nhớ để rèn cho bản thân được thói quen này. Hy vọng câu chuyện tuy nhỏ xíu thôi nhưng là bài học vô cùng lớn với mình sẽ giúp những ai chưa có thói quen này thì làm ngay nhé!
Đọc thêm:
Hãy để lại comment bên dưới về những cảm nhận của bạn cho mình nhé!
Tham khảo thêm: