Keystone habit - Không phải mọi thói quen đều đáng giá như nhau
Mọi người thường biết mình cần thay đổi gì, biết mình muốn trở thành người như thế nào, nhưng lại không biết làm sao để thực hiện những thay đổi đó.
Câu chuyện về CEO trẻ và "gã khổng lồ" hấp hối
Gần đây, mình đọc được một câu chuyện đầy cảm hứng được chia sẻ bởi Bruno Boksic - chuyên gia về xây dựng thói quen.
Câu chuyện xoay quanh một CEO trẻ tuổi nhận nhiệm vụ lãnh đạo một tập đoàn đang trên bờ vực phá sản. Nhiệm vụ đầu tiên của anh là tìm ra hướng đi để cứu vãn công ty. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình nội bộ và thị trường, anh đã đưa ra một kế hoạch đơn giản dựa trên những thói quen chủ chốt - keystone habits.
Trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách CEO, anh chỉ tập trung vào một vấn đề duy nhất: an toàn - safety. Phản ứng của các cổ đông rất bất ngờ. Nhiều người cho rằng anh thiếu thực tế và thậm chí đã rời bỏ công ty.
Paul O'Neill và hành trình biến Alcoa thành gã khổng lồ thép kim loại
15 năm sau khi nhận lời dẫn dắt Alcoa, Paul O'Neill không chỉ vực dậy công ty đang trên bờ vực phá sản mà còn đưa nó trở thành một trong những tập đoàn thép và kim loại hùng mạnh nhất thế giới. Vậy bí quyết thành công của O'Neill nằm ở đâu?
Tập trung vào an toàn - chìa khóa tạo nên sự khác biệt
Điều O'Neill quan tâm nhất là sự an toàn của nhân viên. Ông tin rằng họ xứng đáng được trở về nhà sau mỗi ngày làm việc an toàn và lành lặn. Chính sự tập trung mãnh liệt vào mục tiêu này đã dẫn dắt Alcoa đến những thay đổi tích cực, tạo nền tảng cho sự phát triển bùng nổ sau này.
Thói quen chủ chốt - chìa khóa tạo nên sức mạnh
O'Neill hiểu rằng tập trung vào một thói quen duy nhất, "an toàn", sẽ tạo ra hiệu ứng domino, tác động tích cực đến mọi khía cạnh khác của công ty. Khi nhân viên cảm thấy an toàn ⭢ họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, gắn bó hơn và tự hào hơn về công ty của mình ⭢ Năng suất tăng cao ⭢ chi phí tai nạn giảm ⭢ sự hài lòng của nhân viên tăng ⭢ và tất cả dẫn đến lợi nhuận và giá trị công ty tăng phi mã.
Keystone habit là gì?
Trong quá trình research các thông tin, để giúp các bạn dễ hình dung nhất thì trong kiến trúc, keystone là hòn đá nằm ngay giữa vòm và giúp liên kết tất cả các viên đá khác vào đúng vị trí, đồng thời chịu ít trọng lượng nhất. Nếu ai đó tháo bỏ viên đá đỉnh vòm, mái vòm sẽ vỡ ra vì viên đá này là phần cơ bản của toàn bộ cấu trúc.
Tương tự như vậy, keystone habit - Thói quen chủ chốt là thói quen mà một khi bạn tạo dựng thói quen đó thì nó sẽ tạo ra hiệu ứng Domino và cải thiện cả những khía cạnh khác trong cuộc sống.
Theo Charles Duhigg, tác giả của cuốn The Power of Habit từng viết rằng: “Keystone habits don't create a direct cause-and-effect relationship, but they can spark "chain reactions that help other good habits take hold," - Những thói quen chủ chốt không tạo ra mối quan hệ nhân quả trực tiếp, nhưng chúng có thể khơi dậy “những phản ứng dây chuyền giúp những thói quen tốt khác được giữ vững”.
Đầu tư vào thói quen chủ chốt: Lợi nhuận kép cho cuộc sống
Khi tìm hiểu về Keystone Habit, một từ khoá nổi bật thu hút sự chú ý của mình chính là "sự đầu tư". Câu nói "Không phải mọi thói quen đều đáng giá như nhau" đã mở ra một góc nhìn mới về tầm quan trọng của việc lựa chọn và xây dựng thói quen hiệu quả.
Mark Manson mô tả những compounding habits này sẽ mang lại lợi nhuận cao cho cuộc sống của bạn. Giống như đầu tư vào bản thân, mỗi thói quen mang một "lãi suất" khác nhau. Bắt đầu với những "khoản đầu tư" chủ chốt ngay từ đầu sẽ mang lại lợi ích to lớn về lâu dài. Tuy nhiên, để tìm ra thói quen chủ chốt phù hợp, bạn cần trải qua quá trình thử nghiệm và khám phá.
Thiết kế thói quen của bạn
Mọi người thường biết mình cần thay đổi gì, biết mình muốn trở thành người như thế nào, nhưng lại không biết làm sao để thực hiện những thay đổi đó.
Bí mật nằm ở việc lập kế hoạch cho những thay đổi bạn mong muốn. Đừng cố gắng thay đổi mọi thứ cùng một lúc. Thay vào đó, hãy thực hiện theo trình tự, cho phép những thói quen ảnh hưởng ban đầu chuẩn bị chiến lược cho các thói quen tiếp theo.
Vì vậy, hãy tập trung vào một việc nhỏ trước.
➥ Dưới đây là một số cách để bạn tìm ra keystone habit cho bản thân:
1. Xác định mục tiêu của bạn:
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc tìm kiếm thói quen chủ chốt chính là xác định mục tiêu bạn muốn đạt được trong cuộc sống.
Mục tiêu của bạn là gì?
Bạn muốn cải thiện sức khỏe, tăng cường năng lượng và giảm stress?
Bạn muốn tăng năng suất làm việc, hoàn thành nhiều mục tiêu hơn trong ngày?
Bạn muốn thấu hiểu bản thân để phát triển bản thân, nâng cao kiến thức và kỹ năng?
Khi bạn xác định rõ mục tiêu của mình, bạn sẽ biết được mình cần tập trung vào thói quen nào để đạt được mục tiêu đó.
Ví dụ:
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe, bạn có thể tập trung vào thói quen tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc.
Nếu bạn muốn tăng năng suất làm việc, bạn có thể tập trung vào thói quen dậy sớm, lập kế hoạch cho ngày mới và tập trung vào công việc quan trọng nhất.
Nếu bạn muốn phát triển bản thân, bạn có thể tập trung vào thói quen đọc sách, học tập một kỹ năng mới hoặc tham gia một khóa học online.
Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có động lực để xây dựng và duy trì thói quen chủ chốt một cách hiệu quả.
2. Lựa chọn thói quen có khả năng tạo ra hiệu ứng domino:
Hãy chọn một thói quen mà bạn tin rằng sẽ tác động đến nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn. Ví dụ:
Thói quen ghi chép, tư duy hệ thống hoá:
Nâng cao khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin ⭢ Kích thích tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề ⭢ Phát triển kỹ năng viết và giao tiếp ⭢ Tăng cường khả năng học tập và tiếp thu kiến thức ⭢ Giúp bạn đạt được mục tiêu và hoàn thành công việc
3. Bắt đầu nhỏ:
Đừng cố gắng thay đổi quá nhiều thói quen cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ một thói quen nhỏ và dễ thực hiện. Khi bạn đã thành thạo thói quen đó, bạn có thể dần dần thêm vào những thói quen khác.
4. Theo dõi tiến trình của bạn:
Hãy theo dõi tiến trình của bạn để có thể điều chỉnh thói quen khi cần thiết. Bạn có thể sử dụng nhật ký, ứng dụng theo dõi thói quen hoặc đơn giản là ghi nhớ những thay đổi bạn cảm nhận được.
Keystone habits của mình là gì?
Document (Ghi chép) và Systematize (Hệ thống hóa), lợi ích mình rút ra được bao gồm:
Nâng cao năng suất: Ghi chép và hệ thống hóa giúp mình sắp xếp thông tin khoa học, tiết kiệm thời gian và tập trung vào công việc hiệu quả hơn.
Giảm stress và lo âu: Khi mọi thứ được sắp xếp trật tự, mình cảm thấy bớt căng thẳng và lo lắng hơn rất nhiều.
Tăng cường khả năng sáng tạo: Là một content creator, ghi chép giúp mình lưu giữ các ý tưởng, hệ thống hóa giúp mình kết nối các thông tin, từ đó kích thích tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Cải thiện khả năng học tập: Khi mình đảm nhận lead nhiều dự án, công việc, mỗi ngày đều phải input vào rất nhiều thứ, thế nên Document và Systematize thực sự là một lifesaver - vị cứu tinh giúp mình sắp xếp mọi thứ gọn gàng, đơn giản.
Nâng cao chất lượng cuộc sống: Khi công việc và cuộc sống được sắp xếp khoa học, mình sẽ có thêm thời gian cho bản thân và những người thân.
Lý do bạn hãy thử đầu tư và rèn luyện thói quen này:
Tác động lan tỏa: Hai thói quen này có thể áp dụng cho mọi khía cạnh trong cuộc sống, từ công việc, học tập đến đời sống cá nhân.
Lợi ích lâu dài: Việc ghi chép và hệ thống hóa giúp bạn lưu giữ thông tin và kiến thức một cách khoa học, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
Dễ dàng thực hiện: Bắt đầu từ những việc nhỏ, sử dụng công cụ hỗ trợ và kiên trì luyện tập, bạn có thể dễ dàng hình thành hai thói quen này.
Một số gợi ý để bắt đầu:
Document:
Ghi chép lại thông tin quan trọng trong công việc, học tập và cuộc sống.
Sử dụng sổ tay, ứng dụng ghi chú hoặc các công cụ khác để lưu trữ thông tin.
Phân loại và sắp xếp thông tin theo khoa học.
Systematize:
Xác định các quy trình và hệ thống cho các công việc thường xuyên.
Sử dụng công cụ và phương pháp phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả.
Luôn cải tiến và cập nhật hệ thống để phù hợp với nhu cầu thay đổi.
Lời kết
Nhờ một thói quen then chốt về “an toàn”, Paul O'Neill đã làm nên kỳ tích cho Alcoa. Vậy nên hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về keystone habit, bắt đầu action cho hành trình tự nhận thức bản thân để xác định lĩnh vực nào trong cuộc sống của bạn có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ một thói quen chủ chốt.
“Hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân.” Bắt đầu với những thay đổi nhỏ, kiên trì thực hiện và bạn sẽ ngạc nhiên trước những tác động tích cực mà thói quen then chốt mang lại.