Lắng nghe bản thân, vẽ lại lộ trình cuộc đời
Không ai là hoàn hảo cả, và việc yêu thương, chấp nhận, bao dung với bản thân mới chính là điều có thể giúp mình tiếp tục vượt qua khó khăn, thử thách và phát triển".
Mindtalk Series là không gian nơi mình có cơ hội trò chuyện và chia sẻ cùng những “cuốn sách sống” – những khách mời đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, mang theo hành trang là trải nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm quý giá và kiến thức sâu sắc.
Những cuộc trò chuyện này tập trung vào các chủ đề như xây dựng thương hiệu cá nhân, phát triển chuyên môn và kết nối cộng đồng – những yếu tố quan trọng để mỗi người tối ưu hóa hành trình cá nhân và sự nghiệp của mình.
Hôm nay, mình rất hân hạnh được chào đón chị Anh Thư, một khách mời có bề dày kinh nghiệm đa dạng và thành tích ấn tượng trong nhiều lĩnh vực. Cùng điểm qua đôi nét về hành trình của chị:
7 năm kinh nghiệm kỹ sư quản lý tiêu chuẩn chất lượng và môi trường tại Fujitsu VN
Một công ty con thuộc tập đoàn Fujitsu – tập đoàn hàng đầu Nhật Bản. Trong vai trò này, chị đảm nhiệm việc triển khai các tiêu chuẩn về sản phẩm từ khách hàng vào hệ thống công ty, đồng thời tham gia xử lý các yêu cầu và đánh giá của khách hàng.
Hơn 2 năm kinh nghiệm headhunt
Hơn 2 năm kinh nghiệm headhunt ở tập đoàn Nhật JAC Recruitment và công ty Le & Associates (công ty cung cấp dịch vụ nhân sự) chuyên tuyển dụng các vị trí nhân sự cấp trung và cấp caoHơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự và kế toán
Chị đã đảm nhiệm công việc thuộc mảng C&B (chế độ phúc lợi, lương thưởng, bảo hiểm) và kế toán tại Le & Associates và Immica (một công ty tư vấn định cư Mỹ).Chứng nhận quốc tế về coaching và trị liệu
Certified Practitioner & Therapeutic Coach of Neuro-Linguistic Programming, Certified Hypnotherapist, Certified Practitioner of Time Line Therapy.
Hơn 2 năm làm coach cá nhân
Với hơn 140 giờ khai vấn thực tế, chị Anh Thư đã giúp nhiều phụ nữ tìm lại sự tự tin và tái thiết lập cuộc sống.
Với những kinh nghiệm phong phú và chuyên môn đa lĩnh vực, cuộc trò chuyện với chị Anh Thư hứa hẹn sẽ mang đến nhiều góc nhìn giá trị và nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta.
1. Chị có thể chia sẻ khoảnh khắc quan trọng nhất trong hành trình đưa chị tới công việc hiện tại, và điều gì trong khoảnh khắc đó khiến chị biết chắc rằng đây là công việc mà chị muốn theo đuổi?
Hành trình của mình bắt đầu từ quyết định tham gia một khóa học về coach NLP chuyên nghiệp, dù không biết tương lai sẽ như thế nào, chỉ với một niềm tin rằng mình muốn trở thành một phiên bản tốt hơn.
Nhưng điều khiến mình thực sự nhận ra coaching là con đường mình muốn đi chính là khoảnh khắc mình áp dụng những bài học đó vào thực tế cuộc sống, mình đã thấy mình thay đổi và phát triển tốt hơn rất nhiều.
Năm 2018, mình nhận lời làm việc tại một trung tâm ngoại ngữ, nơi mình được hứa hẹn sẽ đảm nhận vị trí quản lý sau thời gian thử việc. Trong thời gian ấy, mình đã làm việc hết mình, nhưng khi thời hạn kết thúc, mình nhận được lời từ chối.
- “Bạn chưa đủ năng lực để giữ vị trí này,” họ nói.
Khoảnh khắc đó, mình rất đau đớn. Cảm giác như mọi cố gắng đều bị phủ nhận. Nếu là trước đây, mình có lẽ sẽ ngay lập tức bỏ cuộc (đau buồn, tự ái vì bị đánh giá thấp), xin nghỉ việc và tìm kiếm một cơ hội khác. Nhưng qua đó mình đã nhận ra một điều quan trọng:
Thay vì thất vọng và chán nản, mình chọn tiếp tục làm việc hết sức, không phải để chứng minh cho họ thấy, mà để chứng minh cho chính mình rằng mình xứng đáng và khẳng định mình có thể tự chủ tinh thần, cảm xúc để liên tục tạo ra giá trị dù cho bên ngoài tác động như thế nào.
Và sau 9 tháng kiên trì, không chờ đợi hay mong cầu, vị trí quản lý ấy đã đến với mình một cách xứng đáng.
Chính khoảnh khắc mình nhận ra sự thay đổi của bản thân trong suy nghĩ, tư duy, cách phản ứng trước khó khăn, nghịch cảnh, mình đã quyết định mình sẽ theo đuổi con đường này - con đường coaching và phát triển bản thân.
Trên hành trình này, mình đã gặp không ít khó khăn. Gia đình không đồng ý khi mình chọn con đường này, vì muốn mình làm một công việc ổn định. Rồi đại dịch covid-19 xảy ra, mình phải tạm ngưng lại kế hoạch trong vài năm.
Trong những giai đoạn tưởng chừng không thể vượt qua ấy, điều duy nhất giúp mình vững tin là những gì mình học được từ phát triển bản thân, và mình vẫn tiếp tục học để vượt qua những thử thách trong từng giai đoạn ở hiện tại.
Mình hiểu rằng: “Mọi hành động hôm nay đều là hạt giống gieo cho ngày mai”
2. Đã có lúc nào chị cảm thấy mình không đủ tốt để tiếp tục trên hành trình này chưa? Điều gì đã giúp chị vượt qua sự nghi ngờ bản thân đó?
Mình thường có những áp lực về sự hoàn hảo hay thành tích. Dù là những lúc đã có vị trí xứng đáng, được đãi ngộ tốt hay khi không đạt mục tiêu, mình cũng thường tự trách móc rất nhiều.
Sự tự trách móc này không chỉ đến từ cảm giác không đủ tốt, mà còn từ xu hướng tự dằn vặt quá mức, điều mà nhiều phụ nữ, bao gồm mình, thường gặp phải.
Cảm giác này nặng nề hơn sự thất vọng bình thường, như thể mình luôn phải đòi hỏi nhiều hơn ở bản thân, gấp năm, sáu hay thậm chí gấp 10 lần so với người khác.
Khi phát hiện ra điều này, mình bắt đầu tìm hiểu và làm việc sâu hơn với chính mình. Đây cũng chính là thời điểm mình chọn nghỉ việc để tập trung vào mục tiêu cá nhân, hành trình chữa lành và phát triển bản thân.
Đúng lúc đó, đại dịch covid-19 bùng phát, mọi kế hoạch bị ngưng trệ, công việc riêng cũng không thể phát triển. Cảm giác thất bại và tự trách lại tìm đến mình càng nặng nề hơn.
Nhưng thay vì để nỗi đau này lấn át, mình quyết định đối diện với nó. Mình bắt đầu dành thời gian học hỏi, nhận diện các dấu hiệu của sự tự trách và làm việc sâu hơn về chữa lành.
Mình học cách chấp nhận bản thân, từng bước buông bỏ áp lực phải “hoàn hảo” trong mắt người khác, và tìm hiểu sâu mong muốn của bản thân hơn là chạy theo kỳ vọng từ bên ngoài.
Hành trình này không dễ dàng, nhưng nó đã giúp mình hiểu rằng:
Không ai là hoàn hảo cả, và việc yêu thương, chấp nhận, bao dung với bản thân mới chính là điều có thể giúp mình tiếp tục vượt qua khó khăn, thử thách và phát triển".
3. Khi nhìn lại cách mình làm việc, chị có thấy một nguyên tắc, thói quen hay giá trị nào đó đã giúp chị tạo ra sự khác biệt không? Điều đó nói lên điều gì về cách chị nhìn nhận giá trị bản thân và khách hàng?
Mình muốn bắt đầu từ một điểm mà mình nhận thấy rõ ràng trong hành trình của mình.
Đó là, nhiều người trong đó có mình và cả những khách hàng mình làm việc cùng thường mang một cảm giác không hài lòng về bản thân “dai dẳng”.
Họ luôn đặt ra cho mình những tiêu chuẩn cao từ bên ngoài và cố gắng không ngừng để đạt được, nhưng dường như không bao giờ cảm thấy đủ.
Khi đạt được mục tiêu này, họ ngay lập tức cảm thấy không hài lòng và tiếp tục nghĩ đến một mục tiêu khác lớn hơn.
Khi nhận ra điều này trong chính mình và qua việc quan sát những người phụ nữ xung quanh - những người luôn chịu đựng và cố gắng không ngừng - mình đã hình thành hai nguyên tắc quan trọng trong cách làm việc với khách hàng.
Thứ nhất, mình không bao giờ phán xét họ. Những người này đã tự phán xét mình quá nhiều, đến mức gánh nặng đó trở nên nặng nề và khó vượt qua.
Thứ hai, mình luôn đặt niềm tin vào khách hàng của mình. Họ là những người hiểu rõ điều gì cần làm để cải thiện bản thân, và điều mình cần làm là tạo một không gian an toàn, nơi họ có thể thoải mái chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ mà không lo sợ bị đánh giá.
Thay vì thúc ép hay áp đặt, mình chọn cách kết nối khách hàng với chính họ. Điều này giúp họ tự yêu thương và tự thúc đẩy bản thân từ bên trong, thay vì chịu áp lực từ bên ngoài.
Một số khách hàng từng nhận xét rằng mình không “thúc ép”, rất “nhẹ nhàng” và “có tâm”, chính điều này làm họ cảm thấy dễ chịu hơn trong hành trình thay đổi.
Hành trình này, với mình, là giúp họ quay về bên trong, kết nối lại với bản thân và tái lập trình lại những suy nghĩ vô thức ấy.
Bằng cách thay thế những lời độc thoại tiêu cực bằng những ngôn từ yêu thương và tích cực, họ dần xây dựng được một nội lực mạnh mẽ. Thay vì mãi tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài, họ học cách tự hài lòng và tự tin từ chính bên trong mình.
Đây chính là giá trị sâu sắc mà mình mang lại trong công việc, một sự kết hợp giữa coaching và chữa lành, giúp khách hàng không chỉ tái định hướng cuộc sống của họ theo những mong muốn thật sự bên trong mà còn tìm thấy sự an yên và mạnh mẽ từ nội tại.
4. Chị nhận thấy khách hàng thường mong muốn giải quyết vấn đề gì sâu xa hơn những gì họ nói ra? Chị làm thế nào để giúp họ nhìn ra điều đó?
Trong hành trình làm việc của mình, mình nhận thấy rằng một trong những vấn đề sâu xa nhất mà khách hàng thường mong muốn giải quyết chính là nhu cầu được công nhận.
Nhiều người đến với mình với những mong muốn bề mặt, như cải thiện mối quan hệ, đạt được mục tiêu sự nghiệp, hoặc vượt qua các rào cản tâm lý.
Nhưng khi đi sâu vào cuộc trò chuyện, mình nhận ra rằng họ thường mang một khao khát mạnh mẽ:
Nhiều khách hàng mình từng được làm việc cùng đã quen với việc tự trách mình. Họ thường ép bản thân vào những tiêu chuẩn cao ngất ngưởng, luôn cảm thấy không đủ tốt và phải làm tốt hơn nữa.
Khi mình chỉ ra điều này trong buổi coaching, có những khoảnh khắc rất cảm động.
Mình từng chứng kiến khách hàng bật khóc khi nhận ra rằng suốt cuộc đời, họ chưa từng được ai thực sự công nhận và tôn vinh những nỗ lực, những giá trị sâu bên trong họ.
Nhu cầu được công nhận này thực chất bắt nguồn từ thời thơ ấu. Những đứa trẻ khi lớn lên trong một môi trường đầy đủ yêu thương, luôn được khẳng định giá trị bản thân bất kể thành công hay thất bại, thường phát triển một sự tự tin vững chắc từ bên trong.
Ngược lại, những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn sự khẳng định – có thể do cha mẹ bận rộn, hoàn cảnh gia đình phức tạp, mất mát người thân, hoặc thậm chí là bạo lực – thường mang theo cảm giác thiếu hụt.
Điều này dẫn đến việc họ lớn lên với một nhu cầu tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài, thay vì tự xây dựng nó từ bên trong.
Mình giúp khách hàng nhìn ra điều này bằng cách tạo ra một không gian an toàn, nơi họ có thể chia sẻ sâu sắc mà không lo sợ bị đánh giá.
Khi khách hàng nhận ra rằng họ đã cố gắng hết mình nhưng vẫn không cảm thấy đủ, mình nhẹ nhàng hướng dẫn họ tìm về những nhu cầu bị bỏ quên từ thuở nhỏ, đồng thời xây dựng lại sự công nhận từ bên trong.
Mình giúp họ nhận thức rằng, sai lầm hay thất bại không làm giảm giá trị bản thân họ. Bản chất của họ luôn xứng đáng được yêu thương và tôn trọng.
5. Trong các sản phẩm hoặc dịch vụ mà chị đang tạo ra, đâu là điều chị cảm thấy thể hiện rõ nhất giá trị và tâm huyết của mình? Tại sao điều đó lại quan trọng với chị?
Khi suy nghĩ về câu hỏi "điều gì trong sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thể hiện rõ nhất giá trị và tâm huyết?", mình nhận ra rằng điều đặc biệt nhất chính là cách mình lựa chọn hình thức làm việc 1:1 với khách hàng.
Trong khi nhiều người tập trung vào các hình thức như tổ chức khóa học hay nhóm cộng đồng, mình lại nhận thấy giá trị lớn lao trong việc tạo ra không gian riêng tư và an toàn cho từng cá nhân.
Làm việc 1:1 mang đến một trải nghiệm độc đáo mà các hình thức khác khó có được:
Đây là nơi họ có thể giải phóng những cảm xúc, suy nghĩ bị kìm nén từ lâu, đồng thời nhận ra rằng những điều họ từng cho là “xấu xa” hay “không nên nói ra” thực ra rất bình thường và cần được thấu hiểu.
Không gian này không chỉ để hướng dẫn "xả cảm xúc một cách phù hợp", mà còn để mình đóng vai trò là người định hướng, giúp họ kết nối và nhìn nhận bản thân một cách tích cực hơn. Đây chính là tâm huyết lớn nhất trong công việc của mình.
Mình đã từng tham gia nhiều khóa học, chương trình nhóm, và mặc dù những trải nghiệm đó mang lại kiến thức và cộng đồng, nhưng mình nhận ra rằng, đối với nhiều người, đặc biệt là những người đang cần chữa lành, điều họ thực sự cần là một lộ trình cá nhân hóa, nơi mà từng vấn đề riêng của họ được quan tâm và giải quyết.
Có những buổi đầu tiên trong chương trình 1:1 kéo dài hơn hai, thậm chí ba tiếng đồng hồ, nhưng mình luôn sẵn sàng dành thời gian đó. Bởi vì những buổi đầu thường tràn ngập cảm xúc, là lúc khách hàng mở lòng và bắt đầu hành trình chữa lành từ bên trong.
Khi họ cảm thấy an toàn, các buổi tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, nhờ vào việc mình đưa họ vào một quy trình được xây dựng rõ ràng và phù hợp với từng cá nhân.
6. Nếu có thể nói điều gì đó với chính mình ở những ngày đầu tiên bước vào hành trình solo expert, chị sẽ muốn nhắn nhủ điều gì?
Nếu có thể gửi một lời nhắn đến chính mình vào những ngày đầu tiên bước vào hành trình làm solo expert, điều mình muốn nói nhất là:
Những ngày đầu, mình đã trải qua không ít căng thẳng và lo lắng, đặc biệt là khi phải đưa ra những quyết định mang tính đột phá. Nỗi sợ hãi lớn đến mức ngay cả khi ngủ, mình vẫn thường mơ thấy những viễn cảnh đáng sợ.
Nhưng bây giờ, khi nhìn lại, mình nhận ra rằng sức mạnh thực sự không nằm ở việc tránh né những nỗi sợ ấy, mà ở việc dũng cảm lắng nghe tiếng nói nội tâm và tin tưởng vào trực giác của chính mình.
Điều quan trọng nhất không phải là kỹ năng hay kiến thức ngay từ đầu, mà chính là niềm tin vào bản thân. Trên hành trình này, niềm tin đó đã giúp mình tiến bước dù có gặp sai lầm hay vấp ngã.
Nó là động lực khiến mình luôn tự hỏi: “làm thế nào để phát huy hết tiềm năng của bản thân?” Và sâu thẳm bên trong, luôn có câu trả lời rằng mình có thể làm tốt hơn, rằng mình có khả năng tạo nên những điều lớn lao hơn hiện tại.
Nếu có thể chia sẻ một thông điệp quan trọng với bất kỳ ai đang bắt đầu hành trình solo expert, đó là:
Và điều đó có thể dẫn đến sứ mệnh của bạn.
Cảm ơn chị Anh Thư.
Xem thêm: