Tự lọc, tự học trong thời đại 4.0
Nền tảng (Foundation) cơ bản nhất của Tự lọc tự học hiệu quả là hiểu và biết mình muốn gì.
Webinar thuộc chuỗi hoạt động gây quỹ cho dự án For Future - một trong những dự án phi lợi nhuận thường niên của nhóm sinh viên năm cuối ngành Khoa học quản lý, trực thuộc trường Quốc tế, ĐHQGHN liên kết với Keuka College (US).
Nhằm mục đích góp phần động viên các em học sinh nghèo & cận nghèo (trường Tiểu học và THCS Lâm Sơn, Lạng Sơn) tới trường bằng cách trao tặng đồ dùng, bàn ghế học tập, máy lọc nước và tiền mặt.
Bài chia sẻ được Recap bởi Mai Phương, Diệu Linh đến từ For Future, và được chỉnh sửa lại từ chị Mera Cao.
Dưới đây là một số nội dung nổi bật trong buổi Webinar vừa qua.
TỔNG QUAN VỀ TỰ LỌC TỰ HỌC
Tự Lọc: Tự lọc là quá trình chủ động sàng lọc, đánh giá tìm hiểu và tiếp thu kiến thức để thu thập những điều hữu ích và loại bỏ những thông tin sai lệch, độc hại
Tự Học: Tự học là chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức kỹ năng mà không cần sự hướng dẫn trực tiếp từ người khác
BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Nền tảng (Foundation) cơ bản nhất của Tự lọc tự học hiệu quả chính là hiểu rõ bản thân và biết mình thực sự muốn gì. Càng hiểu rõ, bạn càng dễ dàng chọn lọc những kiến thức phù hợp nhất để phát triển.
Điều này chiếm một phần quan trọng trong quá trình tự học – chiếm đến 20% sự thành công của mỗi cá nhân (Theo quan điểm của minh).
Khi bạn biết chính xác điều mình mong muốn, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua những thứ không cần thiết và tập trung vào những gì thực sự hữu ích cho con đường phát triển của bản thân.
Mối liên hệ giữa việc hiểu bản thân và khả năng tự lọc kiến thức là tỷ lệ thuận: càng hiểu rõ bản thân, càng có khả năng tự học và tự chọn lọc kiến thức tốt hơn, tinh lọc những điều quan trọng và hữu ích nhất cho mục tiêu của mình.
Trong quá trình tự học, ba yếu tố quan trọng đóng vai trò then chốt là:
Self-awareness (Tự nhận thức): Hiểu rõ bản thân là bước đầu tiên và cơ bản nhất. Khi bạn chưa thực sự chủ động trong quá trình học tập, điều đó có thể là dấu hiệu bạn chưa đủ nhận thức về nhu cầu, mong muốn và điểm mạnh/yếu của mình. Tự nhận thức giúp bạn hiểu được điều gì thúc đẩy bạn, điều gì khiến bạn hứng thú, và đâu là kiến thức phù hợp để theo đuổi.
Experience (Trải nghiệm): Trải nghiệm là công cụ kiểm chứng mạnh mẽ nhất. Khi bạn tiếp xúc và thực hành kiến thức trong đời sống thực tế, bạn có thể đánh giá điều đó có thực sự hữu ích và phù hợp với mục tiêu của mình hay không. Trải nghiệm giúp bạn tự phản biện, phát triển tư duy độc lập và đưa ra các điều chỉnh cần thiết.
Reflection (Tự phản chiếu): Đây là quá trình nhìn lại những gì bạn đã học, trải nghiệm và đúc kết bài học từ đó. Tự phản chiếu giúp bạn không chỉ cải thiện kỹ năng tự học mà còn phát triển sâu sắc hơn về nhận thức cá nhân. Mỗi lần nhìn lại, bạn càng hiểu rõ hơn về chính mình và những kiến thức thực sự có giá trị.
➥ Luyện tập framework này thường xuyên – gần như mỗi ngày – sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân hơn trong hành trình tự học.
Từ đó, bạn không chỉ nâng cao kỹ năng chọn lọc thông tin mà còn biến quá trình học tập trở nên hiệu quả và ý nghĩa hơn.
BẠN TƯ DUY NHƯ THẾ NÀO?
Tư duy đúng sẽ dẫn bạn đến việc sử dụng đúng công cụ, giúp tối ưu hiệu quả trong học tập và công việc.
Để xây dựng một "bộ lọc" cá nhân hiệu quả, có 3 bước quan trọng bạn cần thực hiện.
Đây chính là quá trình tự tìm hiểu và phát triển tư duy học tập của riêng mình.
1. Xác định phong cách tự học của bạn
Mỗi người có một phong cách học tập khác nhau, không ai giống ai. Điều quan trọng là bạn cần tự khám phá và hiểu rõ cách mình tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất. Để làm được điều này, hãy bắt đầu bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây:
Bạn thích học bằng cách nghe, nhìn, hay làm?
Bạn có thích học qua thực hành hay lý thuyết?
Khi học, bạn thấy mình ghi nhớ tốt hơn khi xem video, nghe podcast hay đọc sách?
Bạn có xu hướng học một mình hay thích tham gia vào các nhóm học tập?
Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn nhận diện phong cách học tập của riêng mình, từ đó lựa chọn những phương pháp phù hợp để tự học một cách hiệu quả hơn.
2. Xác định mục tiêu học tập
Sau khi hiểu rõ phong cách tự học, bước tiếp theo là xác định mục tiêu cụ thể trong việc học của bạn.
Mục tiêu không chỉ giúp bạn có một định hướng rõ ràng mà còn là "chiếc neo" giúp bạn không bị cuốn vào học tập lan man, mất tập trung.
Hãy tự hỏi bản thân:
Bạn muốn đạt được điều gì sau quá trình học tập này?
Bạn muốn học những kỹ năng gì để phục vụ cho sự nghiệp hoặc phát triển cá nhân?
Bạn muốn đạt được trình độ học vấn hay chuyên môn nào trong lĩnh vực mình đang theo đuổi?
Những kỹ năng nào bạn cần phát triển thêm để đạt mục tiêu đó?
Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là cải thiện kỹ năng viết, hãy tìm kiếm và học hỏi từ những youtuber, blogger hoặc creator giỏi về viết lách.
Họ có thể là nguồn cảm hứng và cung cấp cho bạn những gợi ý thiết thực để phát triển kỹ năng này. Điều quan trọng là bạn cần tập trung vào mục tiêu rõ ràng, tránh học lan man và làm mất đi tính hiệu quả.
3. Xây dựng tư duy hệ thống
Để tư duy sâu và đúng hướng, bạn cần phát triển một tư duy hệ thống. Tư duy hệ thống không chỉ dừng lại ở việc học từng kiến thức riêng lẻ mà là sự kết nối, truy vấn các vấn đề một cách toàn diện.
Điều này giúp bạn tìm ra gốc rễ của vấn đề và đưa ra những quyết định chính xác hơn trong học tập và công việc.
Tư duy hệ thống bắt đầu từ việc đặt câu hỏi "Why": Tại sao mình cần học điều này? Tại sao bước tiếp theo lại quan trọng? Hãy hỏi "tại sao" nhiều lần để làm rõ các mối quan hệ giữa kiến thức và mục tiêu bạn đang hướng tới.
Kết nối các dấu chấm: Kết nối các thông tin, kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau để tìm ra vấn đề cốt lõi hoặc mục tiêu thực sự bạn cần đạt. Đây chính là cách giúp bạn xây dựng cái nhìn tổng thể và chính xác hơn về hành trình học tập của mình.
Tạo ra WHY đủ lớn: Khi bạn tìm được lý do đủ lớn để học một điều gì đó, bạn sẽ có động lực mạnh mẽ để tự giác học tập và từ chối những yếu tố không quan trọng. WHY này sẽ giúp bạn làm cái cần làm, và bỏ qua cái không cần thiết, từ đó tối ưu hóa thời gian và công sức.
Tóm lại, việc phát triển tư duy đúng đắn là chìa khóa giúp bạn xây dựng và điều hướng hành trình học tập hiệu quả.
Khi đã xác định được phong cách học tập, mục tiêu cụ thể và phát triển tư duy hệ thống, bạn sẽ dễ dàng tạo ra những kết quả tốt hơn, đồng thời cảm thấy tự tin hơn trong việc lựa chọn các công cụ học tập phù hợp với mình.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ
1. AI và các ứng dụng công nghệ
Chúng ta may mắn khi được sống trong thời đại mà công nghệ vô cùng phát triển với những ứng dụng công nghệ phổ biến như ChatGPT và Gemini.
Tuy nhiên, khi gõ câu lệnh cho AI, bạn cần chú ý đưa ra 4 yếu tố chính để nhận được câu trả lời sát nhất với mong muốn:
*Note:
- Chat GPT đưa ra câu trả lời sâu sắc hơn, Gemini đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn, sử dụng cả 2 linh hoạt tùy vào mục đích.
- Có thể dùng AI để tóm tắt, hoặc yêu cầu đưa ra nhiều góc nhìn khác.
- Đưa ra câu lệnh chung chung sẽ chỉ nhận được câu trả lời chung chung.
2. Kỹ năng hướng đến kết quả đầu ra
Bạn cần tập trung chủ yếu vào những kết quả hoặc sản phẩm cuối cùng mà bạn muốn đạt được.
Nói đơn giản, đây là kỹ năng hướng suy nghĩ “bắt đầu từ kết thúc” và sau đó xác định các bước cần thiết để đạt được kết quả mong muốn đó.
Ví dụ: Team For Future cần có mục tiêu lan tỏa dự án rộng hơn, kết quả đầu ra là có thêm những sự đóng góp cho các em học sinh khó khăn ở vùng cao, vậy cần tìm speaker như nào, anh chị đã làm dự án cộng đồng hay chưa, nếu không có vibe tương tự sẽ mất phí,...
➥ Xác định được kết quả đầu ra sẽ xác định được những bước đầu tiên như thế nào và giúp bạn lọc được những điều không cần thiết.
3. Tự chia sẻ lại thật đơn giản
Có 3 cấp độ “tự chia sẻ lại” chị Phương đề xuất:
Một số ứng dụng để tự chia sẻ lại ở cấp độ 3:
4. Khởi tạo dự án/ Tham gia cuộc thi
Tham gia các cuộc thi hay khởi tạo các dự án là một trong những cách “nhanh chóng” giúp bạn nhận ra thế mạnh của bản thân, có cái nhìn đa chiều trong một môi trường phát triển.
Tuy nhiên cách này sẽ có những áp lực về thời gian bạn cần lưu ý.
Lời kết
Qua những chia sẻ của mình ở buổi Webinar, hy vọng các bạn đã có thêm nhận thức về tầm quan trọng cũng như cách tự lọc tự học trong thời đại bùng nổ thông tin.
Ngoài ra, BTC rất vui nếu bạn có thể chia sẻ để lan tỏa dự án tới nhiều người hơn nữa, góp phần vào thành công của hoạt động gây quỹ và tiếp thêm động lực cho các em học sinh trường TH&THCS Lâm Sơn.
Hãy để lại comment bên dưới về cảm nhận của bạn hoặc câu hỏi cho mình nhé!
Vì sự học là trọn đời. Cảm ơn chị đã chia sẻ phương pháp học thiết thực và hiệu quả.
Sreach trên Internet có hàng tá bài viết Học cách học , nhưng đây mới là Cách học theo thời đại mới, rất sát, rất sâu và rất thấm. Hy vọng rằng chẳng ai có thể nói tôi quá già hay tôi quá bận để học điều gì đó mới vì đọc xong Recap này, họ cũng giống như em, khai mở ra nhiều điều.
Thanks a million !