5 bài học về Substack để có hơn 48.000 lượt đọc trong 7 tháng (Phần 1)
Việc viết blog không đơn thuần chỉ là chia sẻ thông tin hay thu hút người đọc, mình viết vì chính bản thân mình, để nhìn nhận bản thân một cách rõ nét hơn.
Hẳn những ai thuộc thế hệ 8x, 9x sẽ không còn xa lạ với Blog Yahoo 360, hồi đó mình chỉ mới học cấp 2, cũng vô cùng thích thú và tự mày mò cho bằng bạn bằng bè, nhưng đơn thuần chỉ là làm cho vui. Tuy nhiên sau nhiều năm trôi qua, ý thức về sự cần thiết của một chiếc blog, thực sự chỉ đến khi mình trở thành một content creator và bắt đầu phát triển sản phẩm, dịch vụ riêng. Sau hơn 7 tháng sử dụng Substack, cũng ups and downs lên xuống như chiếc biểu đồ bên dưới chứ không hề dễ dàng gì, để có hơn 48.000 lượt đọc email và tỷ lệ mở email luôn duy trì ở mức 30%.
Tuy nhiên, những con số trên không thể so sánh được với giá trị thực mà đã mang lại cho mình, đó là:
Sở hữu một “chiếc tổ” nhỏ, nơi mình được thoải mái ghi lại những bài học trên hành trình phát triển bản thân và làm sáng tạo nội dung.
Cải thiện kỹ năng viết long- form có chủ đích và ổn hơn trước một chút, vì trước đây mình chỉ tập trung vào short-form.
Rèn luyện sự tập trung và logic hơn, việc phải liên kết nội dung giữa các section và sản phẩm dịch vụ, hay từng chi tiết trong việc sắp xếp bố cục, hình ảnh đã giúp mình cải thiện hơn rất nhiều về tư duy hệ thống và tư duy đầu ra.
Tạo dựng được một cộng đồng độc giả có cùng hệ giá trị và sở thích, là điều mình vô cùng trân trọng và yêu thích. Mỗi khi nhận được những email phản hồi dài từ các độc giả qua newsletter, mình cảm nhận được sự kết nối sâu sắc và chân thành hơn rất nhiều so với các nền tảng khác.
Trong suốt 7 tháng qua, mình đã không ngừng nỗ lực với hơn 70 bài viết trên Substack, tuy nhiên phải đến hai tháng gần đây, những con số mới thực sự tăng lên đáng kể. Dưới đây là 5 bài học mình đã học được về việc xây dựng blog trên Substack:
1. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH
Việc xác định rõ ràng bạn là ai và mục tiêu của bạn là gì trước khi bắt đầu là vô cùng quan trọng. Đây là nền tảng để xây dựng nội dung và thu hút đối tượng độc giả phù hợp. Mình lấy ví dụ như:
Creators và Freelancers: Những người có chuyên môn và mong muốn xây dựng nội dung dài hạn, chất lượng, truyền thông sản phẩm, dịch vụ.
Những người muốn viết Blog: Những ai muốn bắt đầu viết blog với chi phí thấp, sử dụng nền tảng Substack dễ cài đặt và thân thiện.
Người tìm kiếm xây dựng di sản cá nhân: Những cá nhân muốn tạo ra một không gian lưu trữ nội dung có hệ thống, bền vững cho cuộc đời mình.
Leaders và Project Managers: Những nhà lãnh đạo, quản lý dự án muốn biến blog thành kênh truyền thông hiệu quả cho các dự án.
Solo Experts: Các chuyên gia làm việc độc lập cần trang bị kỹ năng tự quản lý và phát triển blog hoặc bản tin mà không cần thuê thêm nhân lực.
Định vị niche, hay lĩnh vực chuyên sâu của bạn, là yếu tố quan trọng giúp blog của bạn nổi bật giữa hàng ngàn blog khác. Mình hiểu đây là điều không hề dễ dàng, nhưng nếu tốt nhất hãy tìm kiếm 1-3 chủ đề hoặc lĩnh vực mà bạn đam mê và có nhiều kiến thức, sau đó tập trung phát triển nội dung xoay quanh những chủ đề đó, sau này bạn có thể thu hẹp lại dần.
Nếu bạn đã xác định được niche của mình, thì thật tốt. Tuy nhiên, nếu chưa, có hai cách tiếp cận khả dĩ. Một là thử nghiệm nhiều nhóm chủ đề khác nhau, mặc dù điều này có thể mất thời gian. Hai là tìm kiếm mentor hoặc người hướng dẫn để giúp bạn rút ngắn thời gian và đi đúng hướng.
Khi bạn đã biết mình đang hướng đến đâu và muốn đạt được điều gì, việc định hình phong cách viết, chọn lọc chủ đề và duy trì động lực sẽ dễ dàng hơn. Điều này giúp bạn xây dựng một blog có tính nhất quán và phát triển một cộng đồng độc giả phù hợp.
2. CHÂN THỰC
Sự chân thật là yếu tố then chốt giúp bạn tạo nên sự khác biệt và xây dựng mối quan hệ lâu dài với người đọc.
Khi bạn chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm thực tế của bản thân, bạn sẽ tạo ra sự kết nối sâu sắc với người đọc, khiến họ cảm thấy được thấu hiểu và đồng cảm. Bên cạnh đó, khi bạn đưa ra những thông điệp chân thực và minh bạch, độc giả sẽ cảm thấy an tâm hơn trong việc tiếp tục theo dõi và ủng hộ bạn. Họ sẽ cảm thấy rằng họ đang nhận được thông tin từ một nguồn có uy tín và đáng tin cậy. Một nghiên cứu của Nielsen Norman Group cho thấy, 89% người tiêu dùng tin tưởng vào các thương hiệu thể hiện sự chân thực trong giao tiếp.
Tuy nhiên, thành thực là giai đoạn đầu mình rất struggle với điều này, bởi vì để chân thực cũng cần rất nhiều sự can đảm và sẵn sàng từ phía bản thân, có một số cách để thể hiện sự chân thực trong bài viết bạn có thể tham khảo:
Tôn trọng sự đa dạng: Chia sẻ quan điểm và trải nghiệm từ nhiều góc độ khác nhau, thậm chí là những quan điểm mâu thuẫn với quan điểm của bạn. Sự tôn trọng và lắng nghe đến ý kiến của người khác là một dấu hiệu của sự chân thực.
Nhấn mạnh vào sự phát triển và học hỏi: Thể hiện sự sẵn lòng học hỏi và cải thiện bằng cách chia sẻ cả những thất bại và học được từ chúng. Không cố gắng che giấu những lỗi lầm, thay vào đó, hãy nhìn nhận chúng như những cơ hội học hỏi và phát triển.
Đồng cảm và hiểu biết: Chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm của mình một cách trung thực và đồng cảm. Hiểu và chia sẻ những khó khăn và thách thức mà bạn trải qua có thể giúp tạo ra một kết nối sâu sắc với độc giả.
Dành thời gian cho việc nghiên cứu và xây dựng nội dung: Đảm bảo mọi thông tin và dữ liệu bạn chia sẻ là chính xác và được hỗ trợ bằng nguồn đáng tin cậy. Sự công bằng và minh bạch trong việc trình bày thông tin là một dấu hiệu của sự chân thực.
Tự tin và rõ ràng về giá trị của bản thân: Biết rõ giá trị và quan điểm của mình và không ngần ngại thể hiện chúng trong bài viết. Sự tự tin và rõ ràng về bản thân là một phần quan trọng của sự chân thực.
3. TỰ HỌC VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG
là một nền tảng xuất bản trực tuyến tương đối mới mẻ tại Việt Nam, chỉ mới được biết đến rộng rãi trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, mình nghĩ là tiềm năng phát triển của Substack tại thị trường Việt Nam vô cùng to lớn, với lượng người dùng internet ngày càng gia tăng và nhu cầu tiếp cận thông tin chất lượng cao ngày càng cao.
Đối với những ai mới bắt đầu với Substack, việc tự học và nâng cao kỹ năng là vô cùng quan trọng để đạt kết quả trên nền tảng này. Bạn có thể:
1. Nắm vững kiến thức cơ bản về Substack:
Hiểu rõ cách thức hoạt động của Substack: Tìm hiểu về các tính năng chính của Substack, cách thức tạo tài khoản, đăng bài viết, quản lý danh sách email và tương tác với người đọc.
Khám phá các chủ đề phổ biến trên Substack: Nghiên cứu các chủ đề đang được quan tâm nhiều trên Substack tại Việt Nam và thế giới để xác định định hướng nội dung phù hợp cho kênh của bạn.
Tìm hiểu về các chiến lược thu hút người đọc: Tham khảo các bài viết chia sẻ kinh nghiệm thu hút người đọc trên Substack, áp dụng các chiến lược phù hợp để thu hút lượng người đọc tiềm năng cho kênh của bạn.
2. Tham gia cộng đồng Substack:
Tham gia các nhóm Substack trên mạng xã hội: như Facebook, LinkedIn, v.v. để kết nối với những người dùng Substack khác, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
Theo dõi các blogger Substack thành công, có nhiều người theo dõi và học hỏi từ phong cách viết, cách thức xây dựng nội dung và tương tác với người đọc của họ.
Tham gia các workshop và khóa học về Substack: để nâng cao kiến thức và kỹ năng của bạn nhanh chóng hơn.
3. Rèn luyện kỹ năng viết lách:
Viết thường xuyên: Viết lách là một kỹ năng cần được rèn luyện thường xuyên để nâng cao. Hãy đặt mục tiêu viết một số lượng bài viết nhất định mỗi tuần hoặc mỗi tháng và kiên trì thực hiện.
Đọc nhiều: Đọc sách, bài báo và các tài liệu khác để trau dồi vốn từ vựng, ngữ pháp và phong cách viết của bạn.
4. Nâng cao kỹ năng marketing:
Tìm hiểu về SEO: Tìm hiểu về các kỹ thuật SEO để giúp bài viết của bạn được hiển thị cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
Hợp tác với các blogger khác: để cross-promote nội dung của nhau và mở rộng lượng người đọc tiềm năng.
Sử dụng mạng xã hội: để quảng bá nội dung của bạn và thu hút người đọc mới.
4. DO IT FOR YOURSELF
"Do it for yourself" - Đây là câu nói mà mình luôn tâm niệm trong suốt hành trình xây dựng blog và viết lách. Đối với mình, việc viết blog không đơn thuần chỉ là chia sẻ thông tin hay thu hút người đọc, mình viết vì chính bản thân mình, để nhìn nhận bản thân một cách rõ nét hơn và để chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ của mình với những ai đồng điệu.
Đây cũng là nơi mình can đảm mở lòng nói về những thất bại, thiếu sót của bản thân với mong muốn inspire cho ai đó, để họ có thể rút tỉa được những bài học từ mình và tự tin hơn vào bản thân.
Đọc thêm:
5. NHẤT QUÁN, BỀN BỈ
Là một bài học mà mình nghĩ sẽ luôn theo mình đến mãi sau này. 4 Từ chỉ đơn giản và ngắn gọn vậy thôi nhưng không hề dễ dàng gì. Một lần viết, cũng là một lần mình tự nhắc nhở bản thân về những bài học này.
Hẹn bạn phần tiếp theo nhé!
Xem thêm:
➤ Khóa học BrandYou:
Dành cho những người mới bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân. Khóa học giúp bạn định hình và hệ thống hóa các nền tảng quan trọng để xây dựng thương hiệu cá nhân một cách chân thật và bền vững.
➤ Chương trình 1:1 System to Rebrand:
Dành cho những ai đã có thương hiệu cá nhân nhưng muốn tái định vị và nâng cấp, chương trình đồng hành 1:1 đi từ cốt lõi cho đến chiến lược dài hạn.
➤ Dịch vụ Solo Expert Solutions:
Dành cho solo expert muốn nâng cấp chuyên môn và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Các dịch vụ bao gồm: thiết kế Thumbnail Substack, sản xuất Podcast, lập kế hoạch sự kiện online, xây dựng blog trên Substack và tùy chỉnh Landing Page.
Em chào chị ạ,
Bản thân em cũng đang bắt đầu một trang substack cho riêng mình, và em mới đọc một số bài mà chị chia sẻ trên bản tin này để cải thiện hơn.
Thú thực trước khi xuất bản chính thức, em đã đọc bài này một lần. Và giờ đây đọc lại thì đã có những suy nghĩ khác, đồng cảm hơn với những điều chị chia sẻ ở trên, vì e đã viết, chứ không chỉ ngồi đọc lí thuyết.
Em cũng giống chị nha, hình ảnh ko đẹp, tự e thấy và bạn e cũng nhận xét vậy luôn, đây là một khía cạnh trong cả một quy trình ra được một bài viết, cũng là lí do mà e thay đổi tần suất dự định từ 1 bài/ngày sang 3 bài/tuần, mục đích là để những ngày còn lại, ngẫm về bài viết, và học hỏi từ những người khác.
Chị là người đầu tiên em thấy có bài viết về tư duy hệ thống nó thiết thực, có những keyword để e tự đúc rút lại khái niệm cho riêng mình. Cộng thêm những trải nghiệm trước đó mà em cũng quyết định viết về tư duy này (cùng tư duy thiết kế) để chia sẻ cho mọi người trong việc gần sát nhát, là quản lý bản thân.
Em thấy điều này vừa khó, vừa hào hứng.
Khó vì mình đang từng bước áp dụng tư duy này với chính mình, liệu có đủ để tìm được những người bạn, người đọc chung giá trị?
Nhưng em nhận ra là chẳng có khi nào là "đủ" để bắt đầu cả, ko thể xác định rõ ràng được. Cách tốt nhất là làm đi, nghiệm lại, rồi học thêm, chỉnh sửa và tiếp tục.
Hào hứng vì em đang có những ý tưởng cho bản tin, và cần thời gian để nó thành hình chia sẻ với mọi người.
-------
Trong các bài viết đã đọc thì em thích nhất hai câu:
" Làm vì chính bản thân mình, để nhìn nhận bản thân một cách rõ nét hơn và để chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ của mình với những ai đồng điệu" và " mọi nỗ lưc dù nhỏ, đều có giá trị"
Em đã từng nghĩ về tư duy hệ thống khi đi làm, nhưng phải đến khi viết hẳn thành một bài thì nó mới rõ ràng, khi rõ ràng rồi việc cần làm là em cần thực hành thêm để chia sẻ hành trình đó với độc giả.
Sự cô độc và chán nản sẽ luôn thường trực, đặc biệt là bạn nào đang tự làm một cái gì đó, để vượt qua thì nội lực bên trong là điều quan trọng: chính là những suy nghĩ, mọi thứ mình làm nên vì chính mình trước, và mình nên là người đầu tiên tự công nhận mình trước.
Em tin là mỗi người cứ kiên trì, đi mãi rồi thành đường thôi, đường tự thân nó ko đúng hay sai ngay từ đầu, chính mình, theo thời gian, là người cần làm cho nó đúng.
Cuối cùng thì cảm ơn chị vì các bài viết ạ.
Em chúc chị có một sức khỏe tốt và có những bài viết hay trong tương lai.
Mình mới viết tần suất 1 bài 1 tuần về chủ đề tài chính cá nhân. Sang tuần là bản tin số 12. Có lẽ cần tăng tần suất lên 2 bài 1 tuần mới hợp lý!