Sống cho chính mình: hành trình từ "phải" đến "muốn"
Đối mặt với cuộc sống khi ngày càng lớn và trưởng thành hơn, chúng ta thường cảm thấy áp lực phải làm điều gì đó để hài lòng người khác.
Hành trình từ "phải" đến "muốn"
Năm mới đến, bên cạnh những lời chúc, bạn có phải nghe những điều như:
- "Con nhà người ta... sao con không…?"
- "Nên lấy vợ/ chồng sớm để ổn định cuộc sống."
- "Đừng làm điều này, điều kia, người ta nói không tốt đâu."
…
Lớn lên với những lời dạy "phải" và "nên", hầu hết chúng ta dần hình thành thói quen sống cho người khác khi không có những filter - bộ lọc riêng cho bản thân. Có rất nhiều lý do khiến chúng ta không được học cách yêu thương bản thân và làm vì chính mình, có thể do hệ thống giáo dục còn nhiều hạn chế, hoặc do ảnh hưởng của văn hóa Á Đông đề cao tinh thần tập thể. Ta học tập, làm việc, yêu thương, thậm chí hy sinh vì những kỳ vọng, mong muốn của gia đình, xã hội. Ta lo sợ ánh nhìn, lời nói của người khác, và vô tình đánh mất Inner voice - tiếng nói nội tâm của chính mình.
Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, 80% hạnh phúc của con người đến từ bên trong, chỉ 20% đến từ bên ngoài. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc sống đúng với bản thân và theo đuổi mục tiêu của chính mình. Nhà tâm lý học Abraham Maslow thì cho rằng nhu cầu cao nhất của con người là nhu cầu tự thể hiện bản thân. Sống cho bản thân giúp bạn thực hiện nhu cầu này và đạt được sự tự hoàn thiện. Thật vậy
Sống cho bản thân không đồng nghĩa với ích kỷ. Khi bạn trân trọng và yêu thương bản thân, bạn sẽ có đủ năng lượng để yêu thương và giúp đỡ người khác.
Tại sao "Do it for yourself" lại quan trọng?
KHÁM PHÁ BẢN THÂN SÂU SẮC HƠN
Khi chú trọng vào việc làm những điều vì bản thân, bạn có cơ hội khám phá những khía cạnh mới, sâu sắc hơn về tâm hồn và tính cách của mình.
Bạn có thể phát hiện ra những sở thích, đam mê mới: Khi bạn thử nghiệm những điều mới mẻ mà bạn thực sự hứng thú, bạn có thể khám phá ra những tiềm năng ẩn giấu trong bản thân.
Bạn hiểu rõ hơn về giá trị và niềm tin của mình: Khi bạn tự đưa ra quyết định và hành động, bạn sẽ có cơ hội suy ngẫm về những điều thực sự quan trọng với bản thân.
Bạn học cách lắng nghe tiếng nói bên trong: Khi bạn dành thời gian cho bản thân, bạn sẽ dễ dàng nhận thức được những cảm xúc và nhu cầu của chính mình.
Sống cho bản thân không chỉ giúp bạn giải phóng khỏi áp lực và kỳ vọng bên ngoài, mà còn là hành trình khám phá và khai phá sức mạnh nội lực bên trong.
TRÁNH ĐƯỢC NHỮNG ÁP LỰC XÃ HỘI
Xã hội thường đặt ra những tiêu chuẩn và kỳ vọng. Chúng ta có thể cảm thấy áp lực phải theo đuổi những mục tiêu, giá trị và lối sống mà người khác cho là đúng đắn.Bạn có quyền lựa chọn con đường riêng: Bạn không cần phải ép buộc bản thân theo đuổi những mục tiêu mà người khác mong muốn.
Bạn có quyền sống theo cách riêng: Bạn có quyền lựa chọn lối sống phù hợp với tính cách, sở thích và giá trị của bản thân.
Bạn có quyền tự định nghĩa thành công: Thành công không chỉ là đạt được danh tiếng hay tiền tài. Thành công còn là sống một cuộc đời mà bạn cảm thấy hạnh phúc và viên mãn.
KHÍCH LỆ NGƯỜI KHÁC
Bạn có thể trở thành nguồn động viên và khích lệ người khác khi họ thấy bạn chủ động làm những điều tích cực vì bản thân.Khi bạn theo đuổi đam mê của mình, bạn sẽ truyền cảm hứng cho những người xung quanh theo đuổi ước mơ của họ.
Khi bạn vượt qua thử thách và đạt được thành công, bạn sẽ cho họ thấy rằng họ cũng có thể làm được điều tương tự.
Khi bạn sống một cuộc đời hạnh phúc và viên mãn, bạn sẽ cho họ thấy rằng hạnh phúc có thể đạt được bằng cách sống theo cách riêng của mình.
ĐƯỢC TỰ DO VỀ TINH THẦN:
Tự do không chỉ là về mặt vật chất mà còn là tinh thần. Tự do tinh thần là trạng thái mà bạn có thể tự do suy nghĩ, hành động và sống theo cách riêng của mình.
Bạn có quyền đưa ra quyết định cho cuộc sống của mình: Bạn không cần phải phụ thuộc vào ý kiến hay sự chấp thuận của người khác.
Bạn có quyền sống theo giá trị của mình: Bạn không cần phải ép buộc bản thân sống theo giá trị của người khác.
Bạn có quyền theo đuổi ước mơ của mình: Bạn không cần phải từ bỏ ước mơ của mình vì người khác.
Tuy nhiên, "Do it for yourself" cũng có một số hạn chế:
Có thể dẫn đến sự cô lập: Khi bạn chỉ tập trung vào bản thân, bạn có thể bỏ bê những mối quan hệ xung quanh.
Có thể dẫn đến sự kiêu ngạo: Khi bạn tự hào về những thành tựu của mình, bạn có thể coi thường người khác.
Có thể dẫn đến sự thất vọng: Khi bạn đặt mục tiêu quá cao, bạn có thể thất vọng khi không đạt được.
Do đó, mình có một số lưu ý sau:
Xác định ưu tiên:
Xác định những giá trị và mục tiêu quan trọng nhất đối với bạn và cho người khác. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì thực sự quan trọng và làm thế nào để phân phối năng lượng và thời gian.
Đặt ra câu hỏi - Tư duy đầu ra:
Tự đặt câu hỏi về mục đích và ý nghĩa của việc bạn làm. Liệu nó mang lại niềm vui và hài lòng cho bạn? Có đồng nghĩa với việc nó có thể mang lại giá trị cho người khác không?
Chia sẻ ý kiến và đề xuất:
Giao tiếp mở cửa với những người xung quanh về sự cân bằng giữa việc làm vì bản thân và vì người khác. Nói với họ về những nhu cầu và mong đợi của bạn để họ có thể hiểu và hỗ trợ.
Hành trình "Do it for yourself" - Bắt đầu từ đâu?
Tìm hiểu về bản thân:
Đặt thời gian để tự thấu hiểu về giá trị, đam mê, và mục tiêu của bản thân.
Xác định những gì thực sự quan trọng và mang ý nghĩa với bạn.
Tự tin vào bản thân: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, đừng so sánh bản thân với người khác.
Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu.
Hãy dành thời gian để nhận thức rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
Khi bạn biết rõ điểm mạnh của mình, bạn sẽ có thể tận dụng chúng để đạt được mục tiêu của mình.
Khi bạn biết rõ điểm yếu của mình, bạn sẽ có thể cải thiện chúng để trở thành một người tốt hơn.
Xác định mục tiêu cụ thể:
Dựa trên những giá trị và ước mơ của bạn, hãy đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cụ thể.
Mục tiêu của bạn phải liên quan trực tiếp đến sự phát triển cá nhân của bạn.
Xây dựng thói quen tích cực:
Phát triển những thói quen tốt sẽ hỗ trợ bạn trong việc thực hiện mục tiêu và tăng cường tinh thần lạc quan.
Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ, dần dần mở rộng ra những bước lớn hơn.
Tạo lập kế hoạch cụ thể:
Lập kế hoạch chi tiết cho những bước cụ thể để đạt được mục tiêu của bạn.
Chia nhỏ mục tiêu thành những bước nhỏ để dễ quản lý và theo dõi tiến độ.
Lời kết
Đối mặt với cuộc sống khi ngày càng lớn và trưởng thành hơn, chúng ta thường cảm thấy áp lực phải làm điều gì đó để hài lòng người khác. Từ việc chọn nghề nghiệp, phong cách sống, cho đến cách chúng ta “di chuyển” trong xã hội, đều phản ánh những expectation - kì vọng của người khác. Mình đã trải qua một thời kỳ dài phải chấp nhận và thích ứng với những định kiến và ý kiến của người khác về mình, nhưng đó cũng là khoảng thời gian mình tự ý thức trau dồi, tích luỹ kiến thức, dành thời gian để trải nghiệm và thấu hiểu bản thân nhiều hơn, từ đó mới có thể có một cuộc sống tự do - tự lo như bây giờ.
Hơn ai hết, mình hiểu hành trình để có thể "Làm vì mình" là một hành trình dài hạn, cần kiên nhẫn, sẽ có những lúc bạn gặp khó khăn và thất bại, bạn cũng chính là người sẽ tự động viên chính mình. Chỉ còn 6 tháng còn lại trong năm 2024, mong rằng bạn sẽ dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn, học cách sống và làm việc vì chính mình nhé.
Xem thêm: