5 gợi ý nên làm cho 6 tháng còn lại 2024
Khi chuyển sang làm content creator trên 6 nền tảng khác nhau, tài liệu hóa tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, sáng tạo và duy trì chất lượng nội dung...
01. Xác định được mục đích
Thứ nhất bạn cần rất rõ ràng về những mục đích của mình, bởi đó vừa là “cái neo” giữ bạn tập trung với những điều quan trọng, vừa là “ngọn hải đăng” giúp bạn có động lực để tiến về phía trước. 6 tháng qua nhờ xác định rõ ràng về mục tiêu mà mình đã đạt được các kết quả đã vạch ra. Nếu còn hoang mang, bạn có thể:
Bước 1: Suy ngẫm và tự đánh giá bản thân
Giá trị cốt lõi: Điều gì thực sự quan trọng đối với bạn trong cuộc sống?
Đam mê: Hoạt động nào khiến bạn cảm thấy hứng thú và tràn đầy năng lượng?
Điểm mạnh: Bạn giỏi ở điểm nào?
Điểm yếu: Bạn cần cải thiện điều gì?
Thành tựu: Bạn đã đạt được những gì trong thời gian qua?
Mục tiêu đã đạt được: Bạn đã hoàn thành những mục tiêu nào trong thời gian qua?
Mức độ hài lòng: Bạn có hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình hay không?
Bước 2: Phân tích tình hình hiện tại
Đánh giá thực tế: Xác định vị trí hiện tại của bạn trong cuộc sống.
Rào cản: Những yếu tố nào có thể cản trở bạn đạt được mục đích?
Cơ hội: Những cơ hội nào có thể giúp bạn đạt được mục đích?
Bước 3: Lập mục tiêu
Cụ thể: Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu.
Đo lường được: Mục tiêu phải có thể đo lường được bằng các chỉ số cụ thể.
Đạt được: Mục tiêu phải khả thi và có thể đạt được với nỗ lực của bạn.
Có liên quan: Mục tiêu phải phù hợp với giá trị, đam mê và điểm mạnh của bạn.
Có thời hạn: Mục tiêu phải có thời hạn cụ thể để bạn có thể theo dõi và đánh giá tiến độ.
Ví dụ:
Mục tiêu không SMART: "Tôi muốn giảm cân."
Mục tiêu SMART: "Tôi muốn giảm 5kg trong 3 tháng tới bằng cách chạy bộ 3 lần mỗi tuần và ăn uống lành mạnh nhiều rau củ quả, hạn chế trà sữa,..."
Bước 4: Lập kế hoạch hành động
Chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn, dễ quản lý hơn.
Lập kế hoạch cụ thể cho từng bước thực hiện.
Xác định thời hạn cho từng bước thực hiện.
Xác định những nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu.
Đọc thêm:
02. “Giải phóng” bớt
Một trong những bài học quan trọng nhất mình học được là cần biết giải phóng bớt. Có những việc không thật sự cần thiết, hãy mạnh dạn bỏ qua hoặc ủy thác cho người khác. Điều này giúp mình tập trung vào những việc quan trọng hơn, những việc mang lại giá trị thực sự cho mục tiêu của mình. Một số gợi ý dành cho bạn:
Giảm thời gian lướt mạng xã hội vô ích: Unfollow, xoá bớt những trang không có giá trị để bạn không còn nhìn thấy và tiêu thụ thời gian vào đó nữa.
Tập trung vào các kênh hiệu quả: Chỉ đầu tư thời gian và công sức vào những kênh mạng xã hội, cá nhân content creator/ expert nào mang lại nhiều lợi ích nhất cho công việc hoặc mục tiêu cá nhân của bạn.
Sử dụng công nghệ: Áp dụng các ứng dụng quản lý công việc và tự động hóa để giảm bớt thời gian làm các công việc thủ công.
Chọn lọc sự kiện: Chỉ tham gia các sự kiện, cuộc họp thực sự cần thiết và có giá trị. Hủy hoặc từ chối những sự kiện không quan trọng.
Tối ưu hóa cuộc họp: Đặt lịch cuộc họp ngắn gọn, có mục tiêu rõ ràng và chỉ mời những người thật sự cần thiết.
Bằng cách giải phóng bớt những thứ không cần thiết, bạn sẽ có nhiều thời gian và năng lượng hơn để tập trung vào những việc thực sự quan trọng và mang lại giá trị cao. Hãy mạnh dạn xem xét và điều chỉnh các thói quen, công việc và hoạt động hàng ngày của mình để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả hơn.
Đọc thêm:
3. Nuôi dưỡng kết nối ý nghĩa
Không chỉ tập trung vào công việc, mình còn chú trọng đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ ý nghĩa. Những kết nối này không chỉ mang lại sự hỗ trợ về mặt tinh thần mà đôi khi còn mở ra những cơ hội mới mẻ trong công việc. Đôi khi, một cuộc trò chuyện thân mật có thể mang lại những ý tưởng mới hoặc sự hợp tác đầy hứa hẹn. Dưới đây là một số cách cụ thể để nuôi dưỡng các mối quan hệ này:
Tham gia các nhóm và hội thảo chuyên ngành: Tìm và tham gia các nhóm, workshop, hoặc cộng đồng liên quan đến lĩnh vực của bạn. Đây là nơi bạn có thể gặp gỡ những người có cùng values hệ giá trị và học hỏi từ họ.
Hoạt động tình nguyện: Tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng. Từ những tháng ngày là sinh viên năm nhất, mình đã mạnh dạn tham gia và tổ chức rất nhiều các dự án của NGO, NPO, và thực sự đây là nơi mình có những deep connection - kết nối sâu mà tận 10 năm sau vẫn còn giữ liên lạc.
Tạo ra giá trị cho người khác: Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hoặc cơ hội công việc mà bạn biết. Điều này không chỉ giúp người khác mà còn xây dựng lòng tin và uy tín cho bạn. Như cách mà mình đang chia sẻ trên các social media dưới cái tên là Mera Cao đó.
Viết blog hoặc bài viết: Viết blog, bài viết chuyên môn và chia sẻ trên mạng xã hội hoặc các nền tảng chuyên ngành. Đây là cách tốt để thể hiện sự chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của người khác.
04. Tài liệu hoá
Thói quen tài liệu hoá của mình có lẽ bắt đầu từ những ngày làm quản lý dự án cho 10 chi nhánh của một tổ chức phi lợi nhuận (NPO). Việc này không chỉ giúp mình theo dõi tiến trình công việc mà còn trở thành nguồn tài liệu quý giá để xem lại và cải thiện các kế hoạch trong tương lai. Khi chuyển sang làm content creator trên 6 nền tảng khác nhau một lúc, tài liệu hoá tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, sáng tạo và duy trì chất lượng nội dung mà không bị burn out. Dưới đây là một số cách cụ thể để tài liệu hoá hiệu quả bạn có thể tham khảo:
Ứng dụng ghi chép: Sử dụng các ứng dụng ghi chép như Evernote, OneNote, hoặc Notion để lưu trữ và tổ chức thông tin một cách hệ thống.
Nhật ký công việc: Ghi lại các nhiệm vụ đã hoàn thành, các vấn đề gặp phải và cách giải quyết chúng. Điều này giúp bạn theo dõi tiến trình và học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế.
Đánh giá hàng ngày: Mỗi ngày, dành vài phút để đánh giá những gì đã làm được và những gì cần cải thiện cho ngày hôm sau.
Sổ ý tưởng: Dành riêng một cuốn sổ hoặc một phần trong ứng dụng ghi chép để ghi lại các ý tưởng bất chợt. Đừng để ý tưởng tốt bị lãng quên chỉ vì không được ghi lại kịp thời.
Phân loại theo chủ đề: Tổ chức các ghi chép theo chủ đề hoặc dự án để dễ dàng tìm kiếm và truy cập khi cần.
Sử dụng thẻ và nhãn: Gắn thẻ và nhãn cho các ghi chép để phân loại chúng theo các tiêu chí cụ thể, giúp việc tìm kiếm nhanh chóng hơn.
Ghi âm cuộc họp: Sử dụng máy ghi âm hoặc ứng dụng ghi âm để ghi lại các cuộc họp và cuộc trò chuyện quan trọng. Sau đó, chuyển đổi ghi âm thành văn bản để dễ dàng tra cứu và sử dụng.
Ứng dụng chuyển giọng nói thành văn bản: Sử dụng các ứng dụng như Otter.ai hoặc Google Docs Voice Typing để chuyển đổi lời nói thành văn bản.
Tài liệu hoá không chỉ giúp bạn theo dõi tiến trình công việc mà còn là nguồn tài liệu quý giá để học hỏi và cải thiện. Bằng cách sử dụng các công cụ và phương pháp ghi chép hiệu quả, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về những gì mình đã làm và những gì cần điều chỉnh để đạt được mục tiêu.
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và duy trì thói quen này để đạt được sự phát triển bền vững trong công việc và cuộc sống.
05. ĐI SÂU ĐI RỘNG
“Đi sâu” là sự đúc kết quý giá đối với mình. Bây giờ khi đã gần 30 tuổi, mình thấu hiểu hơn hết 20s là giai đoạn vàng để định hình bản thân, khám phá đam mê và theo đuổi ước mơ. Đây là thời điểm mình có sức khỏe dồi dào, tinh thần cởi mở và sẵn sàng học hỏi những điều mới mẻ để mình tập trung rèn luyện một kỹ năng, kiến thức chuyên môn đến mức tinh thông.
Thay vì ôm đồm nhiều thứ, mình nghĩ là bạn có thể chọn một lĩnh vực bạn thực sự đam mê và dành trọn tâm huyết để phát triển càng sớm thì càng tốt. Nhưng muộn hơn chút cũng không sao, bởi mỗi người có một timeline lộ trình riêng. Hãy thử:
Tham gia các khóa học chuyên sâu: Nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực bạn chọn.
Thực hành thường xuyên: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế để trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.
Tìm kiếm mentor: Học hỏi từ những người đi trước, có kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực của bạn.
Tham gia các hoạt động chuyên môn: Tham gia , webinar, các cuộc thi để giao lưu, học hỏi và khẳng định bản thân.
Viết blog hoặc sách: Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của bạn qua blog, bài viết hoặc sách.
Và bên cạnh đó, hãy cho bản thân được trải nghiệm đa dạng để có thêm nhiều góc nhìn, hoặc đơn giản là để xác chứng lại những sự lựa chọn của bản thân.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm những gợi ý hữu ích cho hành trình 6 tháng còn lại của 2024.
Hãy để lại comment bên dưới về những cảm nhận hoặc câu hỏi cho mình nhé!
Xem thêm:
➤ Khóa học BrandYou:
Dành cho những người mới bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân. Khóa học giúp bạn định hình và hệ thống hóa các nền tảng quan trọng để xây dựng thương hiệu cá nhân một cách chân thật và bền vững.
➤ Chương trình 1:1 System to Rebrand:
Dành cho những ai đã có thương hiệu cá nhân nhưng muốn tái định vị và nâng cấp, chương trình đồng hành 1:1 đi từ cốt lõi cho đến chiến lược dài hạn.
➤ Dịch vụ Solo Expert Solutions:
Dành cho solo expert muốn nâng cấp chuyên môn và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Các dịch vụ bao gồm: thiết kế Thumbnail Substack, sản xuất Podcast, lập kế hoạch sự kiện online, xây dựng blog trên Substack và tùy chỉnh Landing Page.