90 Bài học đắt giá về sáng tạo nội dung (Phần 2)
hãy bình tĩnh, tập luyện mỗi ngày "hé mở" bản thân ra một chút, tin tưởng vào bản thân, và do it for yourself.
Hôm nay, mình muốn chia sẻ với các bạn những bài học quý giá mà mình đã học được trong Phần 2 của series này. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn, đặc biệt là những ai đang ấp ủ đam mê sáng tạo nội dung và xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội.
Xem phần trước:
6/90
Privilege
Tuy chỉ là một content creator nhỏ, nhưng được trải nghiệm qua những đặc quyền khi được một vài người biết đến thực sự là một trong những trải nghiệm, mình luôn cảm thấy biết ơn và hạnh phúc.
Cảm giác nhận được những lá thư tay, những món quà tặng, sự đợi chờ kết thúc sự kiện để gặp mình, nhận được sự chăm sóc chu đáo cẩn thận từ BTC,... khiến mình có chút còn ngại ngùng và chưa quen. Chỉ biết liên tục dặn bản thân là:
- "Hãy khiêm tốn và trân trọng từng người mà bạn gặp, Phương nhé."
Mình chỉ muốn xác chứng lại là, khi mọi người làm nội dung chân thành, tích cực, có giá trị với người xem, luôn mong muốn giúp họ tháo gỡ được một vấn đề gì đó của bản thân, thì bạn sẽ nhận được về nhiều lắm, không chỉ về monetize, cơ hội hợp tác, mà hơn cả là được sự yêu thương từ xã hội. Những con số như 50, 100 hay 500 lượt xem mọi người nghĩ là "flop" đó không hề nhỏ và vô nghĩa chút nào đâu, có ai đó vẫn đang thầm lặng được impact - tác động bởi những câu chuyện và thông điệp của bạn mà bạn chưa biết, có khi 2 năm, hay 5 năm sau họ mới nói điều đó với bạn.
Kiên trì - Chân thành - Nỗ lực mỗi ngày tốt hơn hôm qua một chút, mình tin kết quả sẽ đến.
7/90
"LÀM SỈ"
Thay vì việc làm theo từng ngày, mình sẽ dành thời gian vào đầu tuần hoặc cuối tuần để lên nội dung cho nguyên một tuần/ tháng. Trong bảng kế hoạch của mình sẽ có những cột thông tin như: mục đích nội dung, ý tưởng, cảnh quay là gì, v.v…
Với những cảnh quay, mình sẽ ghi chú những khung hình mình cần quay. Vào ngày quay, mình sẽ chuẩn bị sẵn máy móc, quay những footage mà mình cần. Khi bạn ngồi trước ống kính máy quay, việc bạn khởi động năng lượng, tinh thần để vào một flow (trạng thái tập trung) sẽ cần ít nhất là 30 phút. Bởi vì ban đầu, bạn sẽ có thể nói bị vấp rất nhiều, hay bị nói lung tung, bị quên chi tiết này kia. Nhưng, bạn bắt đầu nói tiếp lần thứ hai, thứ ba, thứ tư sẽ rất dễ.
Vậy nên, việc mỗi ngày đều quay thì sẽ khiến mình mất rất nhiều thời gian để lên kịch bản, cài đặt máy hay ngồi lấy năng lượng và tập trung. Do đó, mình thường quay một lần 5 short video hoặc 2 long video luôn. Với những bạn có mục tiêu làm video ngắn thì mình thấy phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian.
8/90
VIRAL
"Đôi khi chưa được viral, lại là một điều may mắn, bởi viral có thể là một con d.a.o hai lưỡi".
Mình nghĩ vậy đó, mình đã làm hết 6 nền tảng, long-form hay shor-form đều đã có 1-2 video bài post được viral, nhiều nhất thì 107K lượt thả tym, mới như Threads thì 1500 tym.
Câu hỏi là Viral xong thì sao? Tự nhiên quá trời cơ hội đến mà mình chưa có chuẩn bị gì hết á, chưa biết làm việc với Brand ra sao, chưa biết báo giá thế nào, chưa có website hay landing page để lưu trữ email, cũng chưa có sản phẩm, dịch vụ cá nhân gì hết trơn.
Kiểu, -"úi! tự nhiên được viral"
Có một vài người mình biết còn bị "viral nhầm", sai tệp hay chưa đúng mục đích. Nên video sau viral, đăng lên là bị flop. Cảm giác thường sẽ vui, rồi hoang mang, lo lắng, áp lực khi "bỗng nhiên được viral".
Từ trải nghiệm của bản thân, mình rút ra:
Viral chỉ là công cụ, quan trọng là bạn muốn sử dụng nó để đạt được điều gì.
Nội dung chất lượng + nhất quán trong các chi tiết + tần suất đều đặn + hiểu nền tảng thì bạn có thể dự đoán được một phần nào đó "thời điểm của bạn" đề chuẩn bị.
Xây dựng website, landing page hay đơn giản như beacon, linktree,... để thu thập thông tin khách hàng tiềm năng.
Chuẩn bị sẵn sàng cho việc hợp tác với brand, báo giá. Và hãy có những tiêu chí để say yes với brand phù hợp, còn không bạn sẽ rất dễ đánh mất "màu sắc" của mình.
Đây là một công việc không hề hào nhoáng như vẻ bề ngoài, kiên trì và bền bỉ có lẽ là bài học lớn nhất mình học được.
9/90
SPEAK YOURSELF
Hôm qua mình đọc được những dòng chia sẻ này của chị Thanh Ngô:
"Công việc sáng tạo nội dung khiến mình phải phơi trần nhiều hơn với mạng xã hội và vô vàn lát cắt câu chuyện cuộc đời của người khác. Nó dễ làm mình lao theo, học theo, vô thức để ý đến số like, ghen tị, nỗ lực, lí trí... Làm mình rời xa phần chậm rãi và bình thản của riêng mình.
Mình nghĩ, ai làm sáng tạo nội dung, cũng là nhóm người người dễ tổn thương nhất. Họ truyền cảm hứng về phát triển bản thân, hướng dẫn mọi người tự tin hơn, bình an hơn hay nỗ lực hơn... nhưng phần nhiều, họ cũng đang vật lộn với những câu chuyện của riêng họ. Làm sao để viral? Phải làm sao lên bài mỗi ngày dù cho tâm trí trống rỗng? Phải làm sao để được tiếp cận, yêu thích?"
Với những ai không quen việc chia sẻ lên mạng xã hội, nhìn tưởng dễ dàng đối với một vài người nhưng, thực sự có rất nhiều lí do khó nói đối với một vài người khác, khiến họ chưa thể speak yourself - nói ra tiếng nói của mình một cách thoải mái và chân thành. Mình thấu hiểu lắm, mình không có lời khuyên gì hết, chỉ muốn động viên mọi người - những ai đang muốn làm content creator, hãy bình tĩnh, tập luyện mỗi ngày "hé mở" bản thân ra một chút, tin tưởng vào bản thân, và do it for yourself.
10/90
Authentic interactions
Mình có một series nho nhỏ trên Instagram, đơn giản là recap lại những điều, hình ảnh mình thấy hay ho, ý nghĩa. Ban đầu, mình luôn cố gắng làm mọi thứ thật chỉnh chu, thật chuyên nghiệp. Tuy nhiên, chính sự cầu toàn đó lại khiến mình trì hoãn, mất cảm hứng và động lực sáng tạo.
Thế nhưng, mọi chuyện thay đổi khi mình bắt đầu series này. Mình không còn quá quan trọng việc mọi thứ phải hoàn hảo, mà chỉ tập trung vào việc chia sẻ những điều mình thích, những điều mình cảm thấy hay ho và ý nghĩa. Dĩ nhiên mình cũng có những mục đích nhất định sau đó khi gián tiếp giới thiệu về những dự án, sản phẩm của mình.
Series này không chỉ nhận được nhiều sự yêu mến từ các bạn audience, mà còn mang lại cho mình nhiều bài học như sau:
1. Đơn giản: Khi mình chia sẻ những điều bình dị, đời thường, mình cảm thấy được kết nối sâu hơn với các bạn audience. Họ có thể nhìn thấy bản thân mình trong những câu chuyện, những hình ảnh mà mình chia sẻ.
2. Chân thành: Có những thứ rất là raw, rất là imperfection không hoàn hảo từ mình lại khiến các bạn cảm thấy là mình gần gũi, tin tưởng hơn.
3. Kết nối: Mục tiêu của sáng tạo nội dung hay các social media trước hết, mình nghĩ là để kết nối với mọi người. Vậy nên bên cạnh những content mang tính chuyên môn, việc chia sẻ một vài khía cạnh nhỏ của bản thân như sở thích, philosophy, những struggle, những câu chuyện... sẽ tạo ra được nhiều điểm chạm sâu hơn đó.
Hãy để lại comment bên dưới về những cảm nhận của bạn hoặc câu hỏi cho mình nhé!
Tham khảo thêm: