Viết xuống, dù mờ, vẫn bền lâu hơn ký ức
Khi nhìn lại hành trình của bản thân, chúng ta có rất nhiều bài học và trải nghiệm, nhưng đáng tiếc chỉ số ít chủ động lưu giữ lại thông qua việc ghi chép hoặc lưu trữ.
SỰ THẬT
Có một câu nói đã khiến mình luôn ghi nhớ, và bắt đầu document lại những trải nghiệm, bài học của bản thân trong những năm gần đây, đó là :
"The faintest ink is more powerful than the strongest memory."
Viết xuống, dù mờ, vẫn bền lâu hơn ký ức.
Đây là một câu tục ngữ tiếng Trung cổ được cho là của nhà triết học Chu Hi (1130-1200). Nó có nghĩa là việc ghi chép lại một điều gì đó, dù chỉ là một vài nét mực nhạt, còn có giá trị hơn là cố gắng ghi nhớ nó trong tâm trí.
Khi nhìn lại hành trình của bản thân, mình đã có rất nhiều bài học và trải nghiệm, niềm vui nỗi buồn, thất bại hạnh phúc đều có nhưng mình đã không biết cách để ghi chép hoặc lưu trữ lại, chỉ đến khi bắt đầu có ý định cho những mục tiêu lớn hơn, buộc mình phải reflection lại bản thân, thì mới thấy được tầm quan trọng của những bài viết, bức hình để có thể mường tượng những cảm xúc và khoảnh khắc lúc đó ra sao.
Hồi 20 tuổi mình từng tự tin nghĩ là mình có thể ghi nhớ tốt được, nhưng giờ khi đã gần 30 thì mình mới nhận ra thực tế là không như vậy, một số thông tin nghiên cứu khoa học cũng cho thấy rằng:
Bộ não con người không phải là một cỗ máy ghi nhớ hoàn hảo.
Ký ức của chúng ta không phải là bản sao chính xác của những gì đã xảy ra.
Ký ức có thể bị thay đổi, bóp méo và thậm chí bị xóa đi theo thời gian.
Vậy, tại sao?
Có một số lý do:
Sự nhiễu loạn: Bộ não con người liên tục tiếp nhận thông tin mới. Khi có quá nhiều thông tin được đưa vào, một số thông tin sẽ bị ghi đè hoặc bị lãng quên.
Sự suy giảm trí nhớ theo tuổi tác: Khi chúng ta già đi, các tế bào thần kinh trong não của chúng ta bắt đầu chết đi. Điều này có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ và khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới.
Sự chú ý: Chúng ta chỉ có thể ghi nhớ những thông tin mà chúng ta đang chú ý. Nếu chúng ta không chú ý đến điều gì đó, nó có nhiều khả năng sẽ bị lãng quên.
Mình cảm thấy thật may mắn khi nhận ra điều này cũng không quá muộn, công việc là một content creator đã vô tình thúc đẩy mình can đảm chia sẻ nhiều hơn qua việc:
Tạo một chiếc blog như substack để kết nối sâu hơn với các bạn.
Thu âm những tập podcast với những khách mời để học hỏi từ họ nhiều hơn.
Quay lại những khoảnh khắc và chia sẻ video lên Youtube để luyện tập kỹ năng nói trước ống kính máy quay.
Recap những hình ảnh, dòng note rất raw và đời thường chia sẻ lên Instagram để lưu trữ những gì mình tâm đắc nhất mỗi tuần.
Đọc thêm:
Nếu bạn đã từng trải qua những khoảnh khắc đáng nhớ, tại sao không viết chúng xuống? Nếu bạn có những suy nghĩ, cảm xúc muốn chia sẻ, hãy mạnh dạn ghi chép lại. Những điều này không chỉ có giá trị đối với bạn mà còn có thể là nguồn cảm hứng cho người khác. Chúng ta sống trong một thế giới mà thông tin và kiến thức được chia sẻ rộng rãi, và mỗi câu chuyện, mỗi trải nghiệm cá nhân đều có thể mang lại giá trị cho cộng đồng.
Góc nhìn
Việc lưu trữ và chia sẻ những bài học, trải nghiệm không chỉ đơn thuần là việc ghi lại những trải nghiệm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Dưới đây là một số góc nhìn cụ thể của mình về việc document:
1. Thấu hiểu và Phát triển bản thân
Viết, quay video, thu âm, chụp hình đều là những cách giúp chúng ta khám phá và thấu hiểu bản thân sâu sắc hơn. Khi ghi chép, xem lại, nghe lại những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm, bạn có thể:
Nhìn lại và đánh giá: Từ những ghi chép cũ, bạn có thể nhận ra mình đã trưởng thành và thay đổi như thế nào theo thời gian. Điều này giúp bạn đánh giá được những tiến bộ đã đạt được và những điểm cần cải thiện.
Khám phá cảm xúc: Việc ghi lại cảm xúc hàng ngày giúp bạn hiểu rõ hơn về chính mình, nhận ra những điều khiến bạn hạnh phúc, buồn bã hay lo lắng. Điều này giúp bạn quản lý cảm xúc tốt hơn và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Phát hiện đam mê và mục tiêu: Qua việc ghi chép và xem lại, bạn có thể nhận ra những đam mê và mục tiêu mà bạn muốn theo đuổi. Điều này giúp bạn định hướng cuộc sống và sự nghiệp một cách rõ ràng hơn.
2. Cơ hội và Lợi thế
Trong thời đại kỷ nguyên số - digital age phát triển như bây giờ, với mình thì việc lưu trữ và chia sẻ mang đến nhiều cơ hội và lợi thế hơn hẳn.
Xây dựng thương hiệu cá nhân: Điều mà nhà nhà người người đều đang nói về và thực hiện, mình nghĩ là nó không quá to lớn hay học thuật như bạn từng nghĩ đâu. Chỉ đơn giản là bạn đúc kết, chia sẻ lại những kiến thức, trải nghiệm trong công việc mà bạn đam mê và có vài năm làm việc thực tế. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ về sự liên kết trong toàn bộ một trang blog và từng chi tiết trong bài viết để biết cách giữ chân người đọc, để gián tiếp thể hiện chuyên môn, để tinh tế giới thiệu sản phẩm dịch vụ,…của mình.
Mở ra cơ hội nghề nghiệp: Lưu trữ và chia sẻ những dự án, thành tựu cá nhân như LinkedIn, GitHub, Behance hay thậm chí trên các trang social media, một blog cá nhân như wixsite, wordpress, substack sẽ giúp bạn xây dựng một hồ sơ trực tuyến phong phú và đa dạng. Điều này không chỉ thể hiện kỹ năng chuyên môn mà còn cho thấy bạn có tư duy sáng tạo, tinh thần học hỏi và khả năng tự quản lý.
Một số công ty lớn, đặc biệt là trong ngành truyền thông và sáng tạo, thường tìm kiếm các ứng viên có hồ sơ trực tuyến ấn tượng và các dự án nổi bật. Xu hướng sử dụng hồ sơ trực tuyến và các nền tảng mạng xã hội trong tuyển dụng ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của CareerBuilder, 70% nhà tuyển dụng cho biết họ sử dụng mạng xã hội để sàng lọc ứng viên trong quá trình tuyển dụng, và 57% nhà tuyển dụng ít có khả năng phỏng vấn ứng viên không có sự hiện diện trực tuyến. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một Portfolio, một trang website riêng,…có thể sẽ là một điểm cộng cho bạn, bên cạnh các kỹ năng chuyên môn khác.Tạo nguồn thu nhập: Việc chia sẻ nội dung chất lượng, thu hút lượng người theo dõi lớn có thể giúp ta kiếm tiền thông qua quảng cáo, hợp tác,...
3. Một ngôi nhà Online
Hay đơn giản, bạn chỉ cần có một nơi để:
Tập hợp đam mê: Bạn có thể sử dụng blog để tập hợp và chia sẻ những đam mê của mình, từ du lịch, ẩm thực, nghệ thuật đến công nghệ. Điều này giúp bạn tạo ra một cộng đồng những người có cùng sở thích.
Ghi lại hành trình: Blog là nơi bạn có thể ghi lại hành trình của mình qua từng giai đoạn cuộc sống. Từ những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp đến những chuyến du lịch khám phá thế giới, tất cả đều được lưu giữ và chia sẻ.
4. Tạo dựng mối quan hệ và Kết nối
Kết nối với những người cùng sở thích: Việc chia sẻ trải nghiệm của bạn có thể giúp bạn kết nối với những người có cùng sở thích và đam mê. Điều này tạo ra một cộng đồng hỗ trợ và chia sẻ, giúp bạn cảm thấy gắn kết hơn.
Tạo ra impact: Khi bạn chia sẻ những bài học và kinh nghiệm của mình, bạn có thể tạo ra sự ảnh hưởng tích cực đối với người khác. Điều này không chỉ giúp họ học hỏi mà còn giúp bạn cảm thấy ý nghĩa và giá trị hơn trong việc chia sẻ của mình.
Từ cách đây 15 năm trước, thời mà thế hệ 8x, 9x có blog360, mình đã ước một ngày nào đó có một “chiếc tổ nhỏ” cho bản thân. Sau này, khi bắt đầu biết đến Mentor của mình là chị Linh Phan, đọc những bài viết của chị và trải nghiệm Newsletter, mình đã thốt lên: “Wow, chị viết hay quá, mà Substack cũng thú vị quá!” 12 tháng qua, mình đã bắt tay và kiên trì, cặm cụi để có hơn 70 bài viết với hơn 80.000 lượt xem, với tỷ lệ mở email luôn duy trì 25-30%.
Đây là nơi mình:
- Ghi chép lại những bài học, trải nghiệm của bản thân;
- Gửi cho ai đó những câu trả lời và sự động viên họ đang tìm kiếm;
- Kết nối sâu hơn với những bạn đã lựa chọn theo dõi mình;
- Chia sẻ những digital product, service đầu tiên cho những ai đang cần;
…
Nhìn lại, tuy có lúc lên lúc xuống nhưng những bài viết blog không chỉ là nơi để mình chia sẻ mà còn là nơi để nhìn lại và học hỏi, phản tư chính mình.
RESTART
Không có thời điểm nào là quá muộn để bắt đầu. Nếu bạn đang muốn:
Bắt đầu viết blog nhưng không biết bắt đầu từ đâu: Hãy bắt đầu bằng những chủ đề bạn đam mê hoặc những trải nghiệm hàng ngày của bạn. Đừng lo lắng về việc phải viết hoàn hảo ngay từ đầu. Quan trọng là bạn dám bắt đầu và kiên trì.
Tạo dựng thương hiệu cá nhân và thu hút người đọc: Viết blog giúp bạn thể hiện cá tính và giá trị của bản thân. Hãy luôn chân thành và rõ ràng trong cách bạn chia sẻ.
Đúc kết lại những trải nghiệm cá nhân thành những bài học, content: Mỗi trải nghiệm đều chứa đựng bài học. Hãy biến chúng thành những bài viết có giá trị, chia sẻ kiến thức và cảm nhận của bạn với cộng đồng.
Biến blog thành kênh truyền thông hiệu quả cho các dự án cá nhân của bạn: Blog có thể trở thành một kênh truyền thông mạnh mẽ cho các dự án của bạn. Nó giúp bạn xây dựng một cộng đồng độc giả trung thành, những người quan tâm đến những gì bạn làm và sẵn sàng ủng hộ bạn.
Mong rằng bài viết này sẽ inspire các bạn bắt đầu suy nghĩ và tập luyện việc document. Hãy viết về những gì bạn đã trải qua, về những điều bạn đã học được. Bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, và bạn sẽ thấy rằng việc ghi chép không chỉ là cách để lưu giữ kỷ niệm mà còn là cách để khám phá bản thân và phát triển.
Hãy để lại comment bên dưới về những cảm nhận của bạn cho mình nhé!
Xem thêm:
➤ Khóa học BrandYou:
Dành cho những người mới bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân. Khóa học giúp bạn định hình và hệ thống hóa các nền tảng quan trọng để xây dựng thương hiệu cá nhân một cách chân thật và bền vững.
➤ Chương trình 1:1 System to Rebrand:
Dành cho những ai đã có thương hiệu cá nhân nhưng muốn tái định vị và nâng cấp, chương trình đồng hành 1:1 đi từ cốt lõi cho đến chiến lược dài hạn.
➤ Dịch vụ Solo Expert Solutions:
Dành cho solo expert muốn nâng cấp chuyên môn và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Các dịch vụ bao gồm: thiết kế Thumbnail Substack, sản xuất Podcast, lập kế hoạch sự kiện online, xây dựng blog trên Substack và tùy chỉnh Landing Page.
Em hay có suy nghĩ muốn những bài đăng của mình phải hoàn hảo, phải tốt thì mới được đăng lên mxh, vô tình điều này lại khiến em nản và dẹp luôn ý tưởng của mình 🥲 Sau khi đọc bài của chị thì em được truyền động lực nhiều hơn để vượt qua sự overthinking của mình để có thể bắt đầu chia sẻ nhiều hơn. Cảm ơn chị vì bài viết này ạ. 💖💖